Xã hội

Anh em ông Trầm Bê 2 năm liền không nhận thù lao từ bệnh viện thua lỗ

Số lượt khám chữa bệnh giảm mạnh hai năm liền

Tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2022 của Công ty cổ phần Bệnh viện đa khoa tư nhân Triều An (BV Triều An), HĐQT và ban kiểm soát (BKS) thống nhất không nhận thù lao năm năm 2022 do xác định ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 còn kéo dài. Như vậy, đây là năm thứ hai liên tiếp các thành viên HĐQT và BKS của BV Triều An không nhận thù lao.

Cùng với đó, các cổ đông cũng không được nhận cổ tức năm 2021 do lợi nhuận sau thuế âm.

Theo báo cáo tài chính năm 2021, bệnh viện đạt doanh thu 381,82 tỷ đồng (năm 2020 là 539,56 tỷ đồng); lợi nhuận sau thuế âm 26,8 tỷ đồng (năm 2020 lãi sau thuế 31,04 tỷ đồng).

BV Triều An có trụ sở tại TP.HCM, hoạt động khám chữa bệnh năm 2021 bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Do thành phố thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt trong 3 tháng 7-8-9 nên số lượt khám chữa bệnh giảm mạnh.

Cụ thể như, số ca cấp cứu giảm 36% so với năm 2020, số ca khám bệnh giảm 56%, số ca điều trị nội trú giảm 33%, và số ca phẫu thuật giảm 39%. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp số lượt khám chữa bệnh giảm mạnh khiến kết quả kinh doanh của bệnh viện tiếp tục suy giảm.

ĐHCĐ thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2022 với các mục tiêu chính gồm: Doanh thu 483 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 26,8 tỷ đồng, chi trả cổ tức bằng 5% vốn góp (24,5 tỷ đồng).

Dù dịch bệnh đã được kiểm soát, nhưng BV Triều An vẫn tỏ ra dè dặt khi ước tính công suất giường bệnh chỉ đạt 70%-80%, tương đương các chỉ số dịch vụ khám chữa bệnh tăng 10%-20% so với năm 2021.

Do tình hình đầu tư vào CTCP Triều An – Loan Trâm để xây dựng BV Triều An – Loan Trâm tại Vĩnh Long hoạt động không hiệu quả (từ năm 2008 đến nay), vì vậy ĐHCĐ đã thông qua kế hoạch rút vốn đầu tư khỏi dự án này.

Dấu ấn của gia tộc họ Trầm tại BV Triều An

BV Triều An có vốn điều lệ 490 tỷ đồng do đại gia Trầm Bê – cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Nam và CTCP Xây dựng Bình Chánh (BCI) – góp vốn thành lập từ năm 2001 cùng một cổ đông gốc Hoa khác, ông Lưu Trung Lương.

Do đang trong giai đoạn thụ án vì những sai phạm trong hoạt động tín dụng xảy ra tại Sacombank nên ông Trầm Bê không còn có tên trong HĐQT của bệnh viện này.

Tuy nhiên, gia tộc gốc Hoa vẫn là những người nắm giữ quyền sở hữu và điều hành bệnh viện tư nhân này.

Điều này thể hiện qua việc bà Trầm Thuyết Kiều (SN 1983), con gái ông Trầm Bê, vẫn đang là thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc. Ái nữ nhà họ Trầm hiện nắm giữ 21,39% vốn điều lệ và là cổ đông cá nhân sở hữu lượng cổ phần lớn nhất tại BV Triều An, trong khi ông Trầm Bê hiện nắm giữ 4,85%.

Đáng chú ý, ông Trầm Sê (em trai ông Trầm Bê) tiếp tục được bầu làm Trưởng Ban kiểm soát, trở thành người nắm giữ vị trí này từ những ngày đầu thành lập bệnh viện đến nay.

Gia tộc họ Trầm có ba anh em trai được cha mẹ đặt tên theo cách gọi gần giống với bảng chữ cái. Ông Trầm Bê có hai người em trai là Trầm Sê và Trầm Đê. Tuy nhiên ông Đê không có tên trong danh sách HĐQT cũng như ban lãnh đạo của BV Triều An.

Ngoài ra, dấu ấn của gia tộc họ Trầm tại bệnh viện này được cho là Chủ tịch HĐQT BV Triều An hiện là ông Trần Ngọc Henri (SN 1955), người kế nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT từ ông Trầm Bê sau khi ông Bê bị khởi tố.

Ông Trần Ngọc Henri được cho là người của của ông Trầm Bê bởi xuất thân từ CTCP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCI), một công ty thuộc sở hữu của ông Trầm Bê từ năm 1999 trước khi BCI bị CTCP Đầu tư Kinh doanh nhà Khang Điền (KDH) thâu tóm vào năm 2016.

Ông Trần Ngọc Henri được biết đến là “phó tướng” cho ông Trầm Bê khi là thành viên HĐQT, Phó Chủ tịch HĐQT của BCI từ khi công ty này được khai sinh vào năm 1999. Trước thời điểm rời BCI vào năm 2016 cùng các thành viên họ Trầm, ông Trần Ngọc Henri từng có khoảng thời gian gần 1 năm đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT tại doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực bất động sản dân cư và KCN này.

Ngoài ông Trần Ngọc Henri và bà Trầm Thuyết Kiều, HĐQT BV Triều An còn có 6 thành viên khác gồm: ông Nguyễn Hải Tùng (Tổng Giám đốc), bà Viên Tú Anh (một người cùng họ với bà Viên Đông Anh, vợ ông Trầm Bê), ông Trịnh Nhựt Toản (Phó TGĐ), ông Võ Ngọc Sơn (Phó TGĐ), ông Nguyễn Hồng Chiến, ông Ngô Tôn Liên, bà Dương Thị Đẹt.

Các tin khác

Chứng khoán lập đỉnh mới

VN-Index tiếp tục thiết lập đỉnh cao mới - 1.415 điểm. Dòng tiền đổ mạnh vào thị trường, vốn nội, ngoại cùng giải ngân, trong đó, khối ngoại duy trì chuỗi 5 phiên liên tiếp mua ròng.

Chứng khoán tuần tới tăng hay giảm?

Tuần qua, thị trường chứng khoán trải qua nhiều phiên giao dịch tích cực, tuần tới, sự chú ý sẽ chuyển sang kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp niêm yết.

TP HCM có tân Phó Bí thư Thành uỷ

Ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ), vừa được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Thành uỷ TP HCM (mới) nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Giá vàng bất ngờ giảm mạnh

Sáng nay (28/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Giá vàng miếng SJC mất mốc 120 triệu đồng/lượng nhưng vẫn cao hơn thế giới hơn 12 triệu đồng/lượng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiến sĩ giáo dục Nhật Bản chỉ cách dạy con: "Cái ôm 8 giây" và "5 phút thủ thỉ" để trẻ trở thành người tốt, sống độc lập

Nhắc đến Nhật Bản, mọi người thường nghĩ đến một đất nước khuôn khổ và trọng lễ nghĩa, đặc biệt là phong cách giáo dục con cái của họ. Không đua theo các phương pháp thần kì, song cách thức giáo dục con của các cha mẹ ở đất nước mặt trời mọc lại khiến nhiều người phải ngả mũ nể phục.

Người người đi buôn bất động sản là "tai họa cho nền kinh tế"

"Tôi đã gặp nhiều người khổ sở vì bỏ sở trường đi làm bất động sản. Có tình trạng người người đi kinh doanh bất động sản. Trong chuyến đi miền Trung, tôi thấy nhiều người đi kiếm nhà, kiếm đất để mua, đầu cơ đất, đẩy giá đất. Đây là tai họa cho nền kinh tế".