Bất động sản

Nhà giàu Hà Nội vỡ mộng khi bỏ hàng chục tỷ đồng làm homestay tại vùng ven: “Lỗ một nửa tôi cũng bán”

Ảnh minh họa.

Giai đoạn 2019 - 2021, nhiều nhà giàu tại Hà Nội về các vùng ven Hà Nội như Sóc Sơn, Ba Vì, Sơn Tây, Quốc Oai,... hay một số huyện tại Hòa Bình tìm kiếm quỹ đất rộng hàng nghìn m2 để xây dựng căn nhà thứ hai. Cũng ở thời điểm này, trào lưu đầu tư kinh doanh homestay diễn ra rất sôi động. Theo đó, các mảnh đất rộng tại các khu vực nêu trên liên tục tăng giá mạnh, nếu tính nguyên tiền đất cũng đã vài tỷ đồng. Cộng thêm tiền đầu tư xây dựng, giá trị của các khu nghỉ dưỡng có thể lên tới hàng chục tỷ đồng. Song, đến nay gia chủ chỉ hy vọng bán được nửa giá cũng tốt.

Theo anh Trần Quang Tuấn (Cầu Giấy, Hà Nội), thời điểm năm 2020, anh bỏ 7 tỷ đồng để mua 5.000m2 đất tại khu vực Ba Vì (Hà Nội). Chưa dừng lại, anh tiếp tục đầu tư 8 tỷ đồng để xây dựng thêm 2 căn homestay và làm khuôn viên vườn. Tổng số tiền đầu tư vào thương vụ này của anh Tuấn là 15 tỷ đồng.

“Xây dựng hoàn tất, dịch bệnh bất ngờ bùng phát homestay chưa kịp đón khách đã phải cửa đóng then cài. Đến khi dịch bệnh được kiểm soát, mọi hoạt động kinh doanh được diễn ra nhưng lượng khách không mấy khả quan”, anh Tuấn nói.

Nhất là từ đầu năm 2023 đến nay, hoạt động kinh doanh kém khởi sắc, nhiều ngày liên tiếp các căn homestay của anh Tuấn đều trong tình trạng trống. Trong khi đó, mỗi tháng anh vẫn mất thêm khoảng 20 triệu đồng tiền chi phí vận hành.

“Đây mới chỉ là số tiền cố định hàng tháng thuê người để vận hành homestay, ngoài ra mỗi dịp lễ tết như Tết Nguyên đán, Noel,... tôi đều phải chi thêm để setup cho khách tới thuê check in. Trong khi đó, homestay chỉ đông khách vào dịp lễ tết, còn ngày thường vắng khách”, anh Tuấn nói.

Theo người này, số tiền bỏ ra để đầu tư homestay có 30% là đi vay, hiện lãi vay tăng cao, chi phí vận hành lớn nhưng tiền thu lại nhỏ giọt. Do đó, anh Tuấn quyết định bán lại homestay.

“Nhiều tháng nay tôi nhờ môi giới tìm khách mua lại nhưng rất ít người quan tâm. Nếu khách mua thiện chí, lỗ một nửa tôi cũng bán”, anh Tuấn nói.

Ảnh minh họa.

Không chỉ những người đầu tư kinh doanh, nhiều người trước kia chạy theo trào lưu “bỏ phố về quê” được một thời gian ngắn cũng phải rao bán lỗ.

Đầu năm 2021, chị Nguyễn Thảo Ly (Hà Nội) đầu tư 5 tỷ đồng (đã bao gồm nhà và đất) để sở hữu ngôi nhà thứ hai tại Lương Sơn (Hòa Bình). Theo chị Ly, căn nhà được xây dựng 2 tầng nằm trên khu đất có diện tích 1.500m2, trong đó có 200m2 là đất thổ cư, còn lại là đất vườn.

“Thời gian đầu, gần như tuần nào gia đình tôi cũng về đây nghỉ ngơi vào dịp cuối tuần. Tuy nhiên, tần suất dần ít đi, nhiều tháng nay chúng tôi không về lại. Trước kia khi chưa sở hữu vợ chồng tôi đều rất mong mỏi, nhưng đến khi có mới thấy nhiều bất cập”, chị Ly nói.

Theo chị Ly, dù đã lâu không về lại căn nhà thứ hai nhưng mỗi tháng gia đình chị vẫn phải chi 10 triệu đồng để thuê người trông nom, quét dọn hàng ngày. Bên cạnh đó, do đồ đạc trong nhà không được sử dụng thường xuyên nên hay hỏng hóc.

“Tôi thấy rằng, việc sở hữu ngôi nhà thứ hai tại vùng ven phù hợp với những người đã nghỉ hưu. Hiện tại công việc của vợ chồng tôi vẫn rất tất bật, theo đó không có thời gian tự chăm sóc cho căn nhà. Do không còn nhu cầu sử dụng nên chúng tôi quyết định bán lại với giá 3 tỷ đồng, coi như lấy lại tiền đất”, chị Ly nói.

Dù chấp nhận lỗ, song căn nhà của chị Ly đã rao bán hơn 1 tháng nay vẫn chưa tìm được chủ mới.

Anh Nguyễn Văn Đức, chủ một phòng giao dịch bất động sản tại Hòa Bình cho biết, thị trường hiện nay rất khó có giao dịch, đặc biệt là các bất động sản nghỉ dưỡng. Đây là phân khúc rất kén khách mua, sức cầu nhỏ.

“Đa phần những người chấp nhận giảm giá sâu tìm khách mua đều do vướng phải khó khăn tài chính. Thực tế, dòng tiền của phân khúc này không quá lớn và không đều nên chủ sở hữu gặp phải áp lực lớn khi vay nợ. Hiện nay trên thị trường các phân khúc nhà ở thực được ưu tiên, còn dòng sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng kén khách mua”, anh Đức nói.

Theo anh Đức, những căn homestay có quy mô nhỏ, giá tiền khoảng 1 - 2 tỷ đồng, tỷ lệ giao dịch thành công sẽ cao hơn. Còn những homestay có giá trị trên 5 tỷ đồng khó tìm khách mua, đặc biệt trong bối cảnh lãi suất tăng cao, nhu cầu nghỉ dưỡng hạ nhiệt.

Các tin khác

Miền Bắc, miền Trung nắng nóng đỉnh điểm

Hôm nay và ngày mai (21-22/4) là đỉnh điểm đợt nắng nóng đang diễn ra ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung với nhiệt độ dự báo cao nhất miền Bắc từ 35-37 độ, miền Trung 36-38 độ. Nhiệt độ thực tế có thể cao hơn 2-4 độ. Chỉ số tia UV ở ngưỡng rất có hại. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay cũng chìm trong nắng nóng.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Rầm rộ mua bán sổ BHXH

Để giải quyết khó khăn trước mắt, không ít người lao động chấp nhận bán sổ BHXH với giá thấp hơn giá trị thực nhiều lần