Bất động sản

Nhà đầu tư vẫn rụt rè với thị trường bất động sản sau khi nới room tín dụng

Từ đầu năm 2022 đến nay, thị trường bất động sản rơi vào tình trạng trầm lắng, sau khi động thái kiểm soát chặt tín dụng bất động sản của các ngân hàng. Theo đó, mấy tháng trở lại đây, thị trường bất động sản giao dịch giảm, thanh khoản nhiều phân khúc tuột dốc. Nhiều nhà đầu tư phải bán cắt lỗ, xả hàng vì đuối vốn, không chịu nổi áp lực gồng lãi nhà băng.

Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, động thái kiểm soát, tăng cường quản lý nhằm điều chỉnh, định hướng dòng vốn bất động sản là cần thiết để lành mạnh hóa thị trường.

“Tuy nhiên, chính việc kiểm soát tín dụng đã đẩy thị trường đối mặt với hàng loạt bất cập. Trong đó, người mua có nhu cầu thực gặp khó khăn trong tiếp cận vốn vay, làm giảm thanh khoản thị trường”, ông Đính nói.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành phân bổ nốt room tín dụng cho một số ngân hàng. Theo Ngân hàng Nhà nước, việc nới room tín dụng nhằm thuận tiện cho việc triển khai thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2% cũng như đáp ứng nhu cầu vốn để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Việc phân bổ room tín dụng còn lại của năm 2022 sẽ có khoảng 457.000 tỷ đồng được phân bổ về cho các ngân hàng. Nhiều ý kiến cho rằng, sẽ có tác động tích cực đến dòng tiền của các doanh nghiệp bất động sản và tăng dư địa cho thị trường phục hồi, tái phát vào những tháng cuối năm. Dòng vốn khơi thông cũng sẽ tạo lực đẩy quan trọng cho các doanh nghiệp đẩy mạnh bung hàng trong những tháng tới.

Mặc dù vậy nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn e dè với thị trường bất động sản. Anh Nguyễn Văn Phi, nhà đầu tư bất động sản tại Hà Nội cho biết, thực tế thời gian qua khi tín dụng bị kiểm soát chặt, không ít người đã chấp nhận cắt lỗ để thoát hàng. Đến nay việc nối lại room tín dụng cũng sẽ có những tác động tích cực tới thị trường nhưng nhà đầu tư này vẫn chưa dám xuống tiền ở thời điểm này.

“Có thể thấy, việc dòng tiền trở lại với thị trường sẽ là tín hiệu tốt, nhưng với 450.000 tỷ đồng được bơm ra mục đích chủ yếu là ưu tiên cho kinh doanh sản xuất nhằm hỗ trợ gói lãi suất 2%, không phải tất cả sẽ chảy vào bất động sản. Dù bây giờ không khó để tìm bất động sản cắt lỗ nhưng tôi vẫn chưa mua trong thời điểm này. Xem xét tình hình thị trường thời gian tới rồi sẽ tính tiếp”, anh Phi nói.

Nhà đầu tư vẫn rụt rè với thị trường bất động sản sau khi nới room tín dụng - Ảnh 1.

Anh Thanh Tùng, chủ phòng giao dịch bất động sản tại Hà Nội cho biết, dù đã nới room tín dụng nhưng nhiều nhà đầu tư bất động sản vẫn gọi tới nhờ tôi bán mảnh đất đang nắm giữ. Thanh khoản thị trường hiện nay vẫn chưa có nhiều tín hiệu khả qua, bởi các nhà đầu tư vẫn không sẵn sàng xuống tiền ở thời điểm này.

“Tôi cũng liên hệ một số khách quen, họ có sẵn tiền nhưng đều chia sẻ chưa xuống tiền ngay mà vẫn theo dõi thị trường bất động sản. Thực tế, bất động sản luôn có độ trễ nên việc nới lại room sẽ không giúp sôi động ngay lập tức mà cần theo dõi thêm. Bên cạnh đó, lãi suất ngân hàng đang có xu hướng tăng lên, nên thời điểm này không tốt cho việc dùng đòn bẩy đầu tư, chưa kể tới việc giải ngân hiện tại phải chờ đợi lâu”, anh Tùng nói.

Người môi giới này cho biết, một số nhà đầu tư có tiềm lực hiện nay vẫn đi mua gom đất. Tuy nhiên, giá phải thật rẻ thì họ mới xuống tiền. “Thực tế, mua bất động sản trong thời gian này nhà đầu tư sẽ có nhiều lợi thế để thương thảo về giá và có thể lựa chọn được những bất động sản có vị trí đẹp, còn tiềm năng tăng giá từ những người đang bị áp lực tài chính. Tuy nhiên, thị trường bất động sản đang trong quãng nghỉ vì vậy nhà đầu tư phải cân nhắc tới việc huy động vốn để mua, tốt nhất là vốn tự có”, anh Tùng khuyên.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam cho rằng, việc nới room tín dụng cũng sẽ có những tác động tích cực tới thị trường bất động sản. Tuy nhiên, con số 450.000 tỷ đồng "không thấm tháp gì với thị trường bất động sản".

"Cần đưa dòng vốn vào các dự án có tính chất có ích cho xã hội, phù hợp nhu cầu sử dụng khai thác kinh doanh. Với các dự án sắp hoàn thành thì phải tạo điều kiện tiếp tục hoạt động để tạo lợi ích cho cả doanh nghiệp, xã hội và nền kinh tế", ông Đính nói.

Ông Nguyễn Văn Đính cho rằng cùng với động thái nới room tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, thị trường bất động sản đang được tháo các nút thắt lớn từ sau Chỉ thị 13 của Thủ tướng Chính Phủ về chủ trương không siết chặt tín dụng một cách bất hợp lý, công khai minh bạch thông tin quy hoạch... Đây sẽ là 2 lực đẩy quan trọng cho thị trường bất động sản hồi phục và sôi động trở lại sau thời gian dài trầm lắng trong năm 2022.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (11/5), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 122 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 120 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Sửa quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Nhà ở xã hội - Bài 2: Loay hoay giấc mơ nhà ở xã hội

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các ngành, địa phương và doanh nghiệp “cần nói đi đôi với làm, không để người dân mất niềm tin; đảm bảo từ nay đến năm 2030 cả nước có ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội”.

Ban Bí thư quyết định bao nhiêu chức danh quan trọng?

Theo Quy định số 80 được ban hành vào cuối tháng 8/2022, Ban Bí thư sẽ quyết định hơn 20 chức danh cán bộ quan trọng như: Thứ trưởng các bộ ngành, Giám đốc Đại học Quốc gia, trợ lý lãnh đạo Đảng, Nhà nước,...

Nhà ở cho người lao động: Cung vẫn không theo kịp cầu

Trong khi nhu cầu nhà ở xã hội ngày càng lớn thì ngược lại, nguồn cung phân khúc này vẫn rất eo hẹp. Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cả nước có khoảng 7 triệu lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên cả nước nhưng lượng nhà ở đáp ứng cho số lao động này rất hãn hữu.