Vài nét về cây lạc tiên
Thông tin U60 ở Khu đô thị Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) sống sót thần kỳ sau 7 ngày rơi xuống vực sâu ở núi Yên Tử (Quảng Ninh) nhờ ăn cây lạc tiên và dương xỉ… đã khiến nhiều người tìm hiểu công dụng, dinh dưỡng của hai cây này. Trong đó, lạc tiên là thứ quả ăn được được biết đến nhiều hơn.
Quả cây lạc tiên. Ảnh minh họa.
Nôm na chữ "lạc" – là lạc lối; chữ tiên – ý là cõi tiên (nghĩa là dùng cây thuốc này sẽ chìm vào một giấc ngủ ngon như thể lạc vào cõi tiên). Lạc tiên tên khoa học là Passiflora Foetida L thuộc họ Lạc tiên.
Dân gian gọi là chùm bao, long châu quả, nhãn lồng, cây lồng đèn, tây phiên liên… là cây thân leo mọc hoang ở các vùng đất hoang, triền núi...
Theo Đông y, cây lạc tiên tính mát, vị ngọt nhẹ, có tác dụng an thần, thanh nhiệt, mát gan, đặc biệt trị mất ngủ rất hiệu quả.
Lá, dây và quả lạc tiên đều được dùng là thuốc.
Theo các tài liệu cổ thì cây lạc tiên có tính mát, bổ, không có độc, không ảnh hưởng đến thai nhi nên cả phụ nữ bầu bí cũng có thể dùng làm trà uống.
Đến mùa người dân thường hái những ngọn non về nấu canh, hái quả về ăn hoặc cắt toàn cây cả dây non lẫn già đem về cắt ngắn phơi khô để làm thuốc.
Lá lạc tiên màu xanh được thu hái làm rau ăn khá ngon, nhiều giá trị dinh dưỡng, cũng có tác dụng như món ăn vị thuốc trị suy nhược thần kinh, mất ngủ…
Có thể chế biến rau lạc tiên thành nhiều món như nấu canh, luộc, xào, nấu… giải nhiệt mùa hè.
2 màu hoa của cây lạc tiên. Ảnh minh họa.
Quả lạc tiên: Có tính mát bổ, giàu vitamin. Quả chín vào mùa hè, có màu vàng, vị ngọt và rất thơm. Sách "Trung dược đại từ điển" gọi quả lạc tiên là long châu quả, vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy, dùng chữa ho do phế nhiệt, phù thũng, giã đắp chữa ung nhọt lở loét ở chân...
Quả lạc tiên chín vào mùa hè. Lúc này dinh dưỡng dồi dào, chỉ cần bổ đôi, nạo thịt rồi bỏ trong tủ lạnh ăn dần, hương vị rất thơm ngon, lại giàu dược chất và vitamin - cũng là món quả ăn phổ biến của nhiều trẻ em ở các vùng quê.
U60 rơi xuống vực Yên Tử rất may mắn là vào hè cây lạc tiên phát triển mạnh, xanh mơn mởn (nếu là mùa thu, mùa đông thì loài cây này đã bị tàn lụi). Và nhờ thứ rau, quả nhiều lợi ích của lạc tiên nên dù dưới vực sâu lạnh, và lớn tuổi nhưng bà vẫn có sức chịu đựng tới khi được cứu.
Sau đây là vài món ăn ngon với cây lạc tiên:
Rau lạc tiên luộc
Rau lạc tiên tươi hái/mua về chỉ ngắt phần non.
Luộc rau lạc tiên đơn giản như luộc những loại rau khác. Đun sôi nước thì cho rau lạc tiên vào, quá trình luộc cần mở vung để rau khỏi bị nồng. Khi rau chín thì vớt ra ăn (có thể nêm chút gia vị cho đậm đà).
Rau lạc tiên xào tỏi
Nguyên liệu:
- 1 mớ ngọn rau lạc tiên
- 1 củ tỏi
Cách làm
Rau lạc tiên sơ chế sạch.
Tỏi bóc vỏ, giã nát.
Phi thơm tỏi đến khi hơi ngả vàng đều thì thả ngọn rau lạc tiên vào xào, đảo đều tay. Nêm gia vị vừa ăn, để lửa to tới khi chín thì tắt bếp.
Hoặc luộc sơ rau lạc tiên rồi vớt ra rá, để ráo nước. Sau đó phi tỏi và cho rau đã luộc vào xào. Nêm nếm gia vị vừa ăn, đảo thêm 30 giây (có thể cho thêm mì chính nếu thích), rồi trút ra đĩa thưởng thức.
Món ăn giúp thanh nhiệt, giải độc, ngủ sâu giấc hơn – là món khoái khẩu vì mùi vị thơm ngon, ngọn rau giòn, vị ngọt tự nhiên, rất giàu dinh dưỡng.
Lưu ý là xào rau lạc tiên thì nên dùng lửa lớn, đảo đều tay để rau xanh và giòn.
Rau lạc tiên. Ảnh minh họa.
Rau lạc tiên nấu canh
Rau lạc tiên có thể nấu canh với thịt, hoặc tôm đều ngon. Canh rau lạc tiên khá đơn giản, dễ làm tùy vùng mà có biến tấu nhẹ, nhưng về mùi vị không thay đổi. Món này ăn hàng ngàу cũng giúp thanh nhiệt, giải độc ᴠà giúp ngủ ѕâu giấc hơn.
Nguyên liệu
- 1 mớ rau lạc tiên (nếu hái thì 1 nắm).
- 200g thịt xay nhuyễn (hoặc tôm đã bóc vỏ).
Cách nấu:
Rau lạc tiên lấy phần non, rửa sạch, để ráo nước.
Phi thơm hành mỡ, đổ thịt xay (hoặc tôm) vào xào sơ. Nêm gia vị vừa ăn rồi đảo đều thịt/tôm tới khi săn lại.
Đổ lượng nước vừa ăn vào nồi, đun sôi thì thả rau vào. Đun sôi thêm một lúc thì bắc xuống là hoàn thành nồi canh rau lạc tiên thơm ngon, bổ dưỡng.
Canh lạc tiên nấu cua/tôm
Nguyên liệu
- Lạc tiên tươi 500g,
- Hoa hòe tươi 200g
Cách làm
Sơ chế sạch rau lạc tiên và hoa hòe, để ráo
Cua/ tôm giã và lọc lấy nước rồi đun sôi, hớt váng.
Cho rau lạc tiên và hoa hòe vào nấu sôi lên thì bắc xuống ăn. Món canh này ăn vào thì ngủ không biết trời đất gì luôn.
Ai nên ăn rau lạc tiên?
Người bình thường ăn lạc tiên giúp thanh nhiệt cơ thể, mát gan ᴠà giải độc cơ thể.
Người haу bị căng thẳng, ѕtreѕѕ, mệt mỏi.
Người bị mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
Người bị ᴠiêm da, ngứa, mụn mủ
Với người có bệnh, đang dùng thuốc… nên hỏi ý kiến bác sĩ có chuуên môn trước khi ăn.
Rau lạc tiên ăn ngon, nhiều dinh dưỡng, chế biến được thành nhiều món ăn thơm ngon, mát lành và bổ dưỡng cho sức khỏe. Nhưng dù tốt đến mấy cũng vẫn chú ý liều lượng và ăn đúng cách, không lạm dụng thường xuyên hoặc ăn quá nhiều.
Hiện cây lạc tiên được trồng khá phổ biến, nên chọn rau lạc tiên cần biết nguồn gốc, xuất xứ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo cây rau còn tươi. Tránh mua phải rau có hóa chất.
Lạc tiên là cây dây leo, thân mềm, trên có rất nhiều lông mềm. Lá mềm, mọc so le, hình tim, dài 6-10cm, rộng 5-8cm, mép lượn sóng và xẻ hơi sâu thành 3 thuỳ, đáy lá hình tim, mép lá có lông mịn, cuống lá dài 7-8cm. Đầu tua cuống thành lò xo. Hoa đơn độc, 5 cánh màu trắng, hoặc hơi tím nhạt, đường kính 5,5cm lá đài màu trắng phía dưới có gân xanh, dưới lá đài có 3 gân chính với những gân phụ trông như lá mà không có phiến - chỉ có gân lá. Một đĩa có 2 tầng tua, mặt tua trên có màu tím trong vàng, trong cùng có lông mịn. Trụ cao có đầu tím đỏ, 5 nhị có bao phấn màu vàng gục xuống dưới. Quả lạc tiên chứa nhiều vitamin C, tinh dầu, axít amin: leucin, 85 valin, tyrosin, prolin, threolin, glycin, arginin, lysin) và β – caroten. Quả lạc tiên hình trứng dài 2-3cm. Theo GS.TS Phạm Xuân Sinh (nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược học cổ truyền, Trường Đại học Dược Hà Nội, chia sẻ trên Nội khoa Việt Nam), cây lạc tiên có tác dụng an thần, giải nhiệt, mát gan. Y học cổ truyền dùng trị mất ngủ, ngủ hay mơ, suy nhược thần kinh, tim hồi hộp. Lưu ý là ngoài lạc tiên nói trên, Việt Nam còn trồng và sử dụng loài lạc tiên Tây (còn gọi là chanh leo) để pha chế đồ uống, làm kem, bánh kẹo, đồ hộp, đồ tráng miệng… kích thích thần kinh, tiêu hóa tốt hơn. |