Thực tế, văn hóa truyền thống "lấy chân thành đối đãi người" mà cha ông truyền lại từ xưa vốn không có ý là khuyên mọi người moi hết "tim gan phèo phổi" của mình ra cho người khác biết trong bất kỳ hoàn cảnh nào, mà nó có một hàm ý khác.
Rất đơn giản, nếu bạn gặp một người nào đó mà bạn mới quen biết, liệu bạn có tiết lộ thông tin thu nhập, gia đình... của mình ra không? Tôi khá chắc rằng hầu hết mọi người sẽ không làm điều đó.
Đây chính là điểm mấu chốt: "sự chân thành" mà chúng ta cần thể hiện trong các tương tác xã hội chỉ nên dừng lại ở mức thái độ. Tức là chúng ta nên thông qua từng lời nói cử chỉ của mình để biểu đạt sự tôn trọng đối với đối phương, cho đối phương cảm giác không bị bức ép về mặt giai cấp, có như vậy ta mới tạo dựng được một mối quan hệ bình đẳng, lâu dài.
Và sự chân thành này cũng chỉ nên dừng ở mức thái độ thôi, nghĩa là khi đụng đến các thông tin cá nhân, liên quan đến gia đình của bản thân thì bạn tuyệt đối không được nói cho người khác nghe. Đừng nói cho ai biết hoàn cảnh thực sự của chính mình, người khôn ngoan sẽ luôn biết giữ im lặng.
Trong quá trình giao tiếp xã hội, những người tự cao tự đại thường bị thế giới bên ngoài ảnh hưởng tiêu cực dẫn đến thất bại, trong khi những người giỏi che giấu thực lực của mình thường dễ có được chiến thắng cuối cùng hơn. Ngoài ra, người xưa còn có câu "người khôn không sắc, khôn không kiêu; mưu không lộ, kẻ mạnh không bạo", đây chính là trí tuệ trong giao tiếp xã hội. Những người khôn ngoan thật sự sẽ không khoe khoang bản thân, họ thường rất bình tĩnh và khiêm tốn.
Theo tâm lý học tương tác xã hội, có một điểm mấu chốt chính là góc nhìn nhận vấn đề. Khi người khác đánh giá bạn thì tự nhiên cũng chỉ nhìn từ góc độ của họ, và ngược lại nếu bạn muốn đánh giá thông tin từ một người thì bạn cũng sẽ chỉ nhìn bằng góc nhìn của mình mà thôi, rất khó đồng cảm hoàn toàn.
Đây là một hạn chế rất lớn đối với sự tiến triển của các mối quan hệ, vì vậy nó cũng cho chúng ta biết rằng khi tương tác, chúng ta nên suy nghĩ nhiều hơn từ các khía cạnh khác nhau và từ bỏ cách suy nghĩ chủ quan, vì suy cho cùng, không phải ai trên đời cũng có suy nghĩ và hành động giống bạn.
Phía trên đã phân tích các yếu tố chính của tương tác xã hội từ cổ chí kim, vì vậy khi chúng ta quay trở lại trọng điểm trong tiêu đề một lần nữa, chúng ta cũng có thể dễ dàng biết được tại sao chúng ta không nên tùy tiện tiết lộ tình hình thực sự của mình.
1. Đôi bên có sự khác biệt, khó đồng cảm
Trên thực tế, mục đích chính của giao tiếp là để đồng cảm: khi gặp chuyện buồn, bạn trò chuyện với bạn bè để đối phương cảm nhận được nỗi đau của mình, để được an ủi, khi vui thì chia sẻ với người thân, mục đích cũng là để những người đang có mối quan hệ thân thiết với bạn được cùng hưởng hạnh phúc, khi bạn đang bối rối, tự nhiên bạn cũng sẽ đi tìm một người bạn tốt để tâm sự và tìm cách giải quyết vấn đề... Vì vậy, mục đích của giao tiếp nhìn chung chính là tìm sự đồng cảm lẫn nhau.
Tuy nhiên, trong đa số các trường hợp thì dù bạn có tâm sự bí mật cất sâu trong lòng, vấn đề gia đình, mức thu nhập,v.v. thì người khác cũng sẽ khó mà đồng cảm được, đến cuối cùng kết quả chỉ là một mình bạn tự đào tim gan ra cho người ta xem mà thôi, đối phương sẽ chẳng giúp được gì. Vì vậy, kiểu giao tiếp này khó đạt được hiệu quả như mong đợi.
2. Lòng người khó lường, đề phòng hãm hại
Tất nhiên, những người thực sự thân thiết ít nhất cũng sẽ bầu bạn trò chuyện cùng bạn ngay cả khi họ không mấy đồng cảm. Nhưng nếu người kia là một người mới gặp hoặc thậm chí là hoàn toàn xa lạ thì khi bạn tình cờ nói cho họ biết tình hình thực sự của bạn, có thể họ sẽ ngay lập tức lập mưu trong đầu để dành sau này hại bạn, nếu như họ là một người xấu. Nếu chỉ vì một phút sơ suất mà gây nguy hại cho cuộc sống yên bình về sau thì thật không đáng. Cho nên chúng ta cần đặc biệt chú ý nhiều hơn về vấn đề này.
Các mối quan hệ xã hội đầy rẫy những khủng hoảng và ẩn số khó lường. Đó là một phần bắt buộc phải có trong cuộc sống, điều duy nhất chúng ta có thể làm chính là cố gắng giữ an toàn cho bản thân, cẩn trọng lời ăn tiếng nói.