Phong cách sống

Người đàn ông giàu nhất mọi thời đại: Sở hữu khối tài sản gấp gần 2 lần Elon Musk, cho đi hàng tấn vàng rồi mua lại với giá cao

Khi nhắc về những người giàu có nhất trên thế giới, bạn thường nghĩ đến Waltons, Warren Buffett hay Bill Gates. Tuy nhiên nếu quay ngược lại lịch sử một chút, sự giàu có của các vị vua, nữ hoàng vượt xa so với hầu hết các triệu phú ngày nay thậm chí là tỷ phú.

Thực tế, một người đàn ông có tổng số tài sản nhiều hơn Bill Gates, Warren Buffet và thành viên giàu có nhất gia tộc Walton, Sam Walton cộng lại, đó chính là Mansa Musa I. Theo Celebrity Net Worth, tài sản ròng ông ước tính khoảng 400 tỷ USD. Tờ Time từng miêu tả Musa "giàu hơn những gì người ta có thể nghĩ đến".

Hoàng đế giàu nhất lịch sử

Mansa Musa (1280-1337), hoàng đế thứ 10 của Đế quốc Mali ở châu Phi. Ông lên ngôi năm 1312 khi người tiền nhiệm Abu-Bakr II có chuyến hành hương đến Đại Tây Dương và không trở về nữa.

Trong cuộc đời của mình, Musa tích luỹ số của cải đến mức khó có thể tính chi tiết. Nếu điều chỉnh theo lạm phát, khối tài sản của Mansa Musa có giá trị hơn 400 tỷ USD.

Ở thời kỳ hoàng kim dưới sự trị vì của ông, Đế quốc Mali trải rộng hơn 3.200 km, bao gồm các khu vực ngày nay là Chad, Bờ biển Ngà, Gambia, Guinea, Guinea-Bissau, Mali, Mauritania, Niger, Nigeria và Senegal.

Không chỉ thu phục được nhiều thành phố, Mansa Musa còn nhận cống phẩm từ nhiều nơi khác. Trong khi châu Âu đang đương đầu với nạn đói, bệnh dịch hạch và chiến tranh, các quốc gia châu Phi phát triển mạnh vào thời cổ trung đại.

Thông qua kiểm soát các tuyến đường thông thương quan trọng giữa Địa Trung Hải và Tây Phi, Mansa Musa biến thành phố Timbuktu thành trung tâm văn hóa Hồi giáo.

Trong thời gian trị vì của mình, Musa có công lớn trong việc mở rộng đế chế của mình lên gấp 3 lần, mở rộng lãnh thổ. Ông cũng sáp nhập được 24 thành phố, bao gồm cả Timbuktu, vốn đã là một trung tâm học thuật và thương mại quan trọng. Sau đó Musa xây dựng những cung điện lớn, nhà thờ Hồi giáo và trường đại học tại đây. Hai trong số các di tích đó vẫn còn tồn tại cho đến tận ngày nay.

Người đàn ông giàu nhất mọi thời đại: Sở hữu khối tài sản gấp gần 2 lần Elon Musk, cho đi hàng tấn vàng rồi mua lại với giá cao - Ảnh 1.

Trên thực tế, Musa là một vị vua có nhiều tham vọng. Những thứ đem lại sự giàu có cho ông lại không phải của cải thu được từ những cuộc chinh phạt hay sáp nhập. Bản thân nguồn tài nguyên thiên nhiên được tìm thấy ở Mali mới là thứ mang lại cho ông ấy sự giàu có ngoài sức tưởng tượng. Nổi tiếng nhất trong số đó là những mỏ vàng tinh khiết, thứ kim loại có giá trị nhất trên thế giới vào thời điểm đó.

Đế chế phát triển đồng nghĩa gia tài của Musa không ngừng nhân lên. Theo nhà nghiên cứu Kathleen Bickford Berzock, là một hoàng đế, Mansa Musa có khả năng tiếp cận gần như vô hạn tới những nguồn của cải giá trị cao nhất thế giới Trung cổ.

Các trung tâm thương mại lớn giao dịch bằng vàng và hàng hóa khác đều nằm trong lãnh thổ của Musa, ông giàu lên nhanh chóng nhờ hoạt động thương mại này.

Theo số liệu thu thập của Bảo tàng Hoàng gia Anh, dưới triều đại Musa, Mali nắm giữ một nửa lượng vàng của thế giới.

Cuộc hành hương đi vào lịch sử, làm lũng đoạn cả thị trường Ai Cập

Giàu có là vậy song Mansa Musa chỉ thực sự thu hút sự quan tâm của toàn thế giới vào năm 1324 khi ông thực hiện chuyến hành hương đến thánh địa Mecca theo truyền thống đạo Hồi. Các nhà sử học cho rằng chuyến đi này nằm trong tính toán của Musa. Thông qua chuyến đi ông muốn quảng bá sự giàu có của Đế chế Mali và thể hiện sự sùng đạo của bản thân.

Hoàng đế Musa được cho là đã mang theo hơn 60.000 thẩm phán, quan chức, thương gia, người hầu, người lái lạc đà và 12.000 nô lệ. Tất cả đều mặc trang phục lụa Ba Tư sang trọng, gấm thêu kim tuyến và trang sức bằng vàng ròng.

Theo nhà sử học Ibn Khaldun, mỗi lần nghỉ chân, nhà vua lại thết đãi các cận thần đồ ăn, thức uống hiếm, lạ. 12.000 nô lệ có nhiệm vụ mang vác đồ đạc. Họ được mặc áo choàng bằng gấm thêu kim tuyến cùng lụa Yemen.

Người đàn ông giàu nhất mọi thời đại: Sở hữu khối tài sản gấp gần 2 lần Elon Musk, cho đi hàng tấn vàng rồi mua lại với giá cao - Ảnh 2.

Trong suốt thời gian ở Cairo, Musa chi tiêu rất hào phóng. Ông ban phát vàng cho người nghèo ở Cairo. Việc làm này của hoàng đế Mali đã làm giảm giá trị vàng ở Ai Cập, nền kinh tế nước này bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một số tài liệu lịch sử chép rằng sau chuyến ghé thăm của Mansa Musa, Ai Cập mất 12 năm để phục hồi.

Họ ước tính đoàn hành hương của Musa đã chi tiêu tổng cộng hết 12,3 tấn vàng dẫn đến sự mất giá trên khắp khu vực Trung Đông làm thiệt hại khoảng 1,5 tỷ USD cho nền kinh tế ở đây thời kỳ đó. Hoàng đế Musa chi tiêu nhiều tới mức lượng vàng ông mang theo hết trước khi hành trình kết thúc, làm dấy lên làn sóng phản đối từ người dân. Họ cho rằng ông đang lãng phí quá nhiều tiền của đất nước.

Nhận thấy hành động có phần "sai lầm" của mình, trên đường về, ông đã giúp đỡ Ai Cập bằng cách mua lại toàn bộ vàng mình đã cho với lãi suất cao.

Khép lại cuộc hành hương, Musa trở về từ Mecca. Ông đã đưa về một vài học giả Hồi giáo trong đó có cả hậu duệ của nhà tiên tri Muhammad, một nhà thơ và kiến trúc sư Abu Es Haq es Saheli. Có thông tin cho biết nhà vua đã trả cho nhà thơ 200kg vàng để có được sự phục vụ của ông ấy.

Không chỉ phô trương sự giàu có của mình, Musa được ghi nhận là người có công xây dựng nhiều nhà thờ Hồi giáo công phu nhất lịch sử và một số trong đó vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Ngoài ra, ông còn xây dựng nhiều trường học, thư viện và biến Timbuktu thành trung tâm giáo dục.

Người đàn ông giàu nhất mọi thời đại: Sở hữu khối tài sản gấp gần 2 lần Elon Musk, cho đi hàng tấn vàng rồi mua lại với giá cao - Ảnh 3.

Năm 1337, sau 25 năm cai trị Đế chế Mali, Musa qua đời ở tuổi 57 và truyền ngôi cho con trai là Mansa Maghan. Tuy nhiên, vị vua trẻ tuổi đã không thể duy trì sự giàu có và nền hòa bình cho Mali.

Cuối thế kỷ 14, các vùng đất của Mali dần bị đế chế khác chiếm đóng. Nguồn tài sản của quốc gia vì thế cũng cạn kiệt. Sang đến thế kỷ 15, Mali trở thành thuộc địa của Bồ Đào Nha. Sự xuất hiện của người châu Âu ở Tây Phi đã đánh dấu sự chấm hết cho Đế chế Mali thịnh vượng một thời cùng vị vua giàu có nhất lịch sử nhân loại.

Tổng hợp

Các tin khác

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

Miền Bắc sắp đón mưa dông

Chiều tối và đêm nay (14/5), miền Bắc và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi Bắc Bộ có mưa to đến rất to. Tây Nguyên, Nam Bộ tiếp tục mưa dông vào chiều tối nay. Các khu vực khác ngày nắng, ít mưa.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (11/5), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 122 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc, miền Trung mưa đến bao giờ?

Ngày hôm nay (11/5), khu vực miền Bắc và miền Trung tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, nhiều nơi xảy ra mưa vừa, mưa to đến rất to, kèm theo nguy cơ lốc sét và gió giật mạnh. Từ đêm nay mưa lớn giảm dần ở khu vực này. Tây Nguyên, Nam Bộ tiếp tục có mưa dông vào chiều và tối nay.

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Sốt đất trên... mạng xã hội

Đây là kiểu gây sốt đất ảo của các doanh nghiệp muốn kiếm lời nhanh từ túi tiền những người ít am hiểu về pháp luật đất đai.

Tan mộng đổi đời ở Campuchia: Những tiếng chuông điện thoại "nóng" trong đêm

Không có việc làm ổn định ở quê nhà, cùng với giấc mơ muốn thay đổi cuộc đời, nhiều người đã quyết định mạo hiểm, tìm việc làm ở Campuchia và rơi vào cạm bẫy “trả lương cao” của những tổ chức lừa đảo chuyên nghiệp ở nước ngoài. Bị giam cầm, đánh đập và buộc làm những việc phi pháp, không ít nạn nhân đã chạy trốn về đất mẹ, bất chấp hiểm nguy. Có trường hợp đã nằm lại nơi đất khách.

Cảnh báo bão Noru chỉ sau cấp thảm họa, nhiều tỉnh miền Trung báo động đỏ

Trước nguy cơ bão Noru tấn công, bốn tỉnh miền Trung gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định cảnh báo rủi ro thiên tai ở cấp 4 (cấp độ đỏ - rủi ro rất lớn, chỉ sau cấp thảm họa), nhiều tỉnh miền Trung, Tây Nguyên phát báo động rủi ro thiên tai cấp 3 (cấp độ cam- rủi ro lớn).

Xu hướng dòng tiền: Cờ có đến tay tiền gửi?

Các chuyên gia cho rằng, khi thị trường tài chính quá khó khăn thì nên nắm giữ tiền mặt hoặc gửi vào ngân hàng để tối ưu hóa lợi nhuận. Số khác thì lại cho rằng vẫn còn nhiều loại tài sản có cơ hội sinh lời tốt hơn là gửi tiết kiệm.

Vì sao Ferrari cấm khách bán lại xe mới mua?

Đôi khi, người ta không được quyết định số phận món hàng đã mua. Là thương hiệu siêu xe hàng đầu thế giới, Ferrari có thể đặt ra các quy tắc khắt khe nhất mà khách hàng phải tuân theo.

Lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động

Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.