Theo một nghiên cứu, các quốc gia giàu có sẽ phải chấm dứt toàn bộ hoạt động sản xuất dầu và khí đốt trong 12 năm tới. Trong khi đó, các quốc gia đang phát triển phải tốn 28 năm mới có thể hoàn thành quá trình chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch.
Báo cáo do Giáo sư Kevin Anderson từ Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu Tyndall tại Đại học Manchester cho thấy các quốc gia giàu có như Anh, Mỹ và Úc phải đến năm 2034 mới ngừng sản xuất dầu và khí đốt. Việc này nhằm mục đích để thế giới có 50% cơ hội ngăn chặn sự phá vỡ khí hậu tàn khốc. Các quốc gia kém phát triển cũng phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch sẽ được gia hạn cho đến năm 2050.
Iraq là một trong những nước phải phụ thuộc vào sản xuất nhiên liệu hóa thạch cho đến năm 2050
Ông Anderson nói rằng mặc dù sự chuyển đổi nhanh chóng khỏi "nền kinh tế nhiên liệu hóa thạch" là cần thiết, nhưng điều quan trọng là phải thực hiện một cách công bằng và bình đẳng. Ông nói: "Có sự khác biệt rất lớn về khả năng của các quốc gia trong việc chấm dứt sản xuất dầu và khí đốt, trong khi vẫn duy trì các nền kinh tế sôi động và mang lại một quá trình chuyển đổi thích đáng cho công dân của họ".
Báo cáo xem xét sự giàu có của mỗi quốc gia và mức độ phụ thuộc của nền kinh tế của quốc gia đó vào sản xuất nhiên liệu hóa thạch. Người ta phát hiện ra rằng nhiều quốc gia nghèo hơn sẽ bị tê liệt về kinh tế và chính trị khi phải đột ngột "rời xa" dầu khí, trong khi các quốc gia giàu có hơn có đủ khả năng để chấm dứt sản xuất nhiên liệu hóa thạch mà vẫn có thể tương đối thịnh vượng.
Ví dụ, họ phát hiện ra rằng doanh thu từ dầu và khí đốt đã đóng góp 8% vào GDP của Mỹ nhưng nếu không có nó, GDP bình quân đầu người của quốc gia này sẽ vẫn vào khoảng 60.000 USD, cao thứ hai trên toàn cầu. Trong khi đó, các quốc gia như Nam Sudan, Cộng hòa Congo và Gabon, mặc dù là những nước sản xuất dầu và khí đốt nhỏ, nhưng lại có ít doanh thu từ các lĩnh vực kinh tế khác và sẽ bị tàn phá nếu chuyển đổi quá nhanh chóng.
Christiana Figueres, cựu giám đốc về khí hậu của Liên hợp quốc, người giám sát hội nghị thượng đỉnh Paris năm 2015, cũng đồng tình với kết quả nghiên cứu. "Nghiên cứu mới này là một lời nhắc nhở kịp thời rằng tất cả các quốc gia phải loại bỏ sản xuất dầu và khí đốt một cách nhanh chóng, với các quốc gia giàu có sẽ đi tiên phong, đồng thời đảm bảo một quá trình chuyển đổi thích hợp cho người lao động và các quốc gia dựa vào nó".
Phát hiện của báo cáo được đưa ra trong bối cảnh cả thế giới đang tập trung vào vấn đề khí hậu giữa các nhóm xã hội và các quốc gia ở phía nam toàn cầu, đặc biệt là tại hội nghị Cop26 năm ngoái ở Glasgow. Tuy nhiên, ông Anderson cảnh báo nhiều quốc gia giàu có hơn vẫn chỉ trả tiền để "gian lận". Ông nói: "Tôi không thấy các nhà hoạch định chính sách ở những nơi giàu có trên thế giới coi trọng bất kỳ ý thức công bằng nào".
Theo một nghiên cứu của Viện Phát triển Bền vững Quốc tế, định lượng sản lượng dầu và khí đốt trong tương lai phù hợp với mục tiêu khí hậu ở Paris là 1,5 độ C. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với 88 quốc gia chịu trách nhiệm về 99,97% nguồn cung dầu và khí đốt toàn cầu. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc giảm thiểu sản xuất dầu khí có thể gia tăng 50% cơ hội hạn chế sự nóng lên toàn cầu 1,5 độ C.
Trong đó, 19 quốc gia "có công suất cao nhất", với GDP bình quân đầu người chưa tính dầu mỏ là hơn 50.000 USD, phải ngừng sản xuất vào năm 2034, cắt giảm 74% vào năm 2030. Nhóm này sản xuất 35% lượng dầu và khí đốt toàn cầu, bao gồm Mỹ, Vương quốc Anh, Na Uy, Canada, Úc và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
14 quốc gia "có năng suất cao", với GDP bình quân đầu người chưa tính dầu mỏ là gần 28.000 USD, không được tiếp tục sản xuất kể từ năm 2039, với mức cắt giảm là 43% vào năm 2030. Họ sản xuất 30% lượng dầu và khí đốt toàn cầu, bao gồm Ả Rập Xê Út, Kuwait và Kazakhstan. Bên cạnh đó, mười một quốc gia "công suất trung bình", với GDP bình quân phi dầu mỏ trên đầu người là 17.000 USD, phải ngừng sản xuất vào năm 2043, cắt giảm 28% vào năm 2030. Các quốc gia này sản xuất 11% lượng dầu và khí đốt toàn cầu, bao gồm Trung Quốc, Brazil và Mexico.
Mười chín quốc gia "có công suất thấp" với GDP bình quân phi dầu mỏ trên đầu người là 10.000 USD, phải kết thúc sản xuất vào năm 2045, với mức cắt giảm 18% vào năm 2030. Các quốc gia này sản xuất 13% lượng dầu và khí đốt toàn cầu, bao gồm Indonesia, Iran và Ai Cập. Cuối cùng, 25 quốc gia "có công suất thấp nhất", với GDP bình quân đầu người không tính dầu mỏ là 3.600 USD, sẽ phải ngừng sản xuất vào năm 2050 với mức cắt giảm 14% vào năm 2030. Các nước này sản xuất 11% lượng dầu và khí đốt toàn cầu, bao gồm Iraq, Libya, Angola và Nam Sudan.
Nghiên cứu cho thấy các nước kém phát triển hơn sẽ cần hỗ trợ tài chính để thực hiện chuyển đổi nếu họ muốn tránh những biến động lớn về kinh tế và chính trị. Lidy Nacpil, một nhà vận động công lý khí hậu, cho biết: "Việc loại bỏ dầu khí nhanh chóng và hợp lý vẫn có thể thực hiện được theo khung thời gian được đề xuất trong báo cáo này, miễn là khi các quốc gia giàu có cung cấp hỗ trợ đáng kể về tài chính, kỹ thuật và chính trị, đồng thời hủy bỏ các khoản nợ".
Hơn nữa, các nước kém phát triển trước hết sẽ luôn chờ đợi hành động của các nước giàu. Các nước giàu đã thải ra phần lớn lượng CO2 trên thế giới, và vẫn còn trong không khí, gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Mức phát thải bình quân đầu người ở EU vẫn cao hơn nhiều so với các nước nghèo, mặc dù lượng khí thải ở đây đã giảm trong những thập kỷ gần đây.