Kỹ năng sống

Ngôi nhà 219m2 không chịu di dời mặc cho nhà đầu tư đào sẵn móng sâu 10m để thi công: Chấp nhận "trèo lên trèo xuống" mỗi ngày, chỉ rời đi khi được đền bù thỏa đáng

Ở Trung Quốc, có một căn nhà trong quá khứ từng được mệnh danh là "ngôi nhà đinh cứng đầu nhất Trùng Khánh". Dù đã bị xóa sổ năm 2007, thế nhưng câu chuyện về nó vẫn được lưu truyền mãi cho đến nay vì sự "lì lợm" của gia chủ.

Theo đó, vào tháng 3/2007, hình ảnh một ngôi nhà nhỏ nằm "cheo leo", đơn độc giữa một hố đất sâu 10m gây xôn xao cõi mạng xứ Trung. Sau đó, giới truyền thông tiết lộ rằng bức ảnh này được chụp tại số 17 đường Hạc Hưng, Dương Gia Bình, quận Cửu Long Pha, thành phố Trùng Khánh. Chủ căn nhà là vợ chồng chị Ngô Bình, là một trong 280 hộ gia đình nằm ở khu vực được quy hoạch để xây dựng một trung tâm thương mại lớn.

Ngôi nhà 219m2 không chịu di dời mặc cho nhà đầu tư đào sẵn móng sâu 10m để thi công: Chấp nhận trèo lên trèo xuống mỗi ngày, chỉ rời đi khi được đền bù thỏa đáng - Ảnh 1.

Ngôi nhà nhỏ của chị Ngô Bình nằm "cheo leo", đơn độc giữa một hố đất sâu 10m


Trong suốt 2 năm, gia đình gồm 3 thế hệ này từ chối di dời đến chỗ khác vì không bằng lòng với khoản tiền bồi thường trị giá 3,5 triệu NDT (khoảng 453.000 USD). Thậm chí, họ kiên quyết bám trụ ngay cả khi chủ đầu tư đã phá bỏ những ngôi nhà xung quanh, bị cắt điện, nước và đào móng sẵn để chuẩn bị tiến hành xây dựng trung tâm thương mại.

Ngôi nhà 219m2 không chịu di dời mặc cho nhà đầu tư đào sẵn móng sâu 10m để thi công: Chấp nhận trèo lên trèo xuống mỗi ngày, chỉ rời đi khi được đền bù thỏa đáng - Ảnh 2.

Chân dung gia chủ


Theo Sina, ngày 22/3/2007 là hạn chót "buộc phá dỡ" do Tòa án Cửu Long Pha thành phố Trùng Khánh phán quyết. Tuy nhiên gần đến sát ngày, vợ chồng chị Ngô vẫn không có ý định "dọn nhà" mà còn mua thêm một số nhu yếu phẩm hàng ngày để dự trữ. Thậm chí, chồng chị Ngô còn treo một biểu ngữ và cờ trên nóc nhà để phản đối quyết định của tòa.

Cuộc chiến giữa gia chủ và bên còn lại

Nhìn công trường ngổn ngang đất đá với một ngôi nhà 2 tầng đổ nát đứng trơ trọ giữa, nhiều người không khỏi ngán ngẩm những cũng tỏ ra thán phục trước sự "kiên trì" của gia chủ. Khi phóng viên đặt câu hỏi: "Vào ngày 19/3, Tòa án Nhân dân quận Cửu Long Pha, Trùng Khánh đã đưa ra "thông báo về việc di dời trong thời gian quy định" đối với chị, nếu quá thời hạn mà không thực hiện thì tòa án sẽ cưỡng chế. Chị nghĩ sao về điều này?"

Gia chủ Ngô Bình thẳng thắn trả lời: "Nếu vấn đề không được giải quyết, tôi chắc chắn sẽ không chuyển đi" và giơ chiếc túi nhựa trong tay lên, trong đó có nhiều giấy chứng nhận, văn bản luật và quy định hợp lệ về nhà đất. Chị Ngô cho rằng phán quyết của tòa là trái với các quy tắc của Tòa án nhân dân tối cao.

Theo thông tin từ các phương tiện truyền thông, chị Ngô có kế hoạch mở một nhà hàng để kinh doanh ở tầng trệt ngôi nhà. Chị thậm chí quảng cáo với truyền thông về ngôi nhà để gây áp lực với công ty xây dựng. Chị Ngô cho biết gia đình chị đã yêu cầu chủ đầu tư đền bù cho chị một ngôi nhà cùng diện tích và ở vị trí có thể kinh doanh thương mại, đồng thời đền bù thêm một khoảng tiền mặt.

Ngôi nhà 219m2 không chịu di dời mặc cho nhà đầu tư đào sẵn móng sâu 10m để thi công: Chấp nhận trèo lên trèo xuống mỗi ngày, chỉ rời đi khi được đền bù thỏa đáng - Ảnh 3.

Sau 2 năm đàm phán, căn nhà cuối cùng cũng bị xóa sổ vào tháng 4/2007


Theo giám đốc bộ phận phát triển dự án "Broadway" Dương Gia Bình - Nhà phát triển có liên quan, việc cải tạo dự án khu vực Đường Hạc Hưng đã được công bố vào ngày 31/8/2004. Ngay sau đó 280 hộ gia đình trong toàn bộ khu vực đã chuyển đi, chỉ có gia đình chị Ngô vẫn kiên quyết ở lại. Phía công ty đã đàm phán hàng chục lần với hai vợ chồng nhưng họ nhất quyết không chấp nhận kế hoạch tái định cư.

Sau một phiên điều trần, Tòa án quận Cửu Long Pha của Trùng Khánh đã ra phán quyết ủng hộ quyết định của Cục Quản lý Nhà ở về việc di dời và đưa ra thời hạn thực hiện thông báo, yêu cầu gia đình chị Ngô phải phá dỡ nhà trước ngày 22 cùng tháng. Nếu không thực hiện thì tòa án sẽ cưỡng chế.

Sau một quá trình đàm phán lâu dài, vụ việc gây tranh cãi này chỉ chấm dứt khi gia đình chị Ngô chấp nhận khoản đền bù một căn hộ mới cùng khoản tiền đền bù một triệu NDT. Vào tháng 4/2007, ngôi nhà này cuối cùng bị xóa sổ.

(Theo Sina)

Cùng chuyên mục

Đọc thêm