Tài chính

Nghiên cứu của UOB: Người tiêu dùng Singapore lạc quan về nền kinh tế và tài chính cá nhân của họ, mặc dù vậy, giới trẻ vẫn chưa có sự chuẩn bị kĩ càng về mặt tài chính

Tâm lý người tiêu dùng Singapore cũng đã lạc quan hơn về nền kinh tế địa phương cũng như nguồn tài chính cá nhân của họ so với các nước trong khu vực.

SINGAPORE, 19/8/2024 /PRNewswire/ -- Người tiêu dùng Singapore đã lạc quan hơn về tình hình nền kinh tế địa phương cũng như nguồn tài chính cá nhân của họ. Mặc dù vậy, tình hình lạm phát dai dẳng và những khoảng cách về  tài chính trong giới trẻ là những vấn đề cấp bách được nêu ra trong Nghiên cứu tâm lý người tiêu dùng ASEAN (ACSS) 2024 mới nhất của UOB.

Theo ACSS 2024 [1] của UOB, gần 7 trong số 10 người Singapore được hỏi (68%) cho biết họ cảm thấy tích cực về môi trường kinh tế hiện tại ở Singapore, tăng 20 phần trăm so với năm ngoái. Tỉ lệ này ở Singapore cũng cao hơn 14 phần trăm so với mức trung bình của khu vực.

Lạm phát dai dẳng vẫn là mối lo ngại hàng đầu của người tiêu dùng ASEAN trong năm nay. Mặc dù vậy, đã có sự sụt giảm đáng kể về mức độ lo ngại của người tiêu dùng Singapore đối với tất cả các vấn đề tài chính được nêu trong nghiên cứu năm 2024. Đây có lẽ là dấu hiệu cho thấy người dân đã dần chấp thuận các biện pháp mà chính phủ đưa ra để giúp nền kinh tế địa phương vượt qua cuộc biến động kinh tế toàn cầu. Một vài giải pháp mà chính phủ đưa ra bao gồm các Gói bảo hiểm, phiếu mua hàng CDC và các chương trình phiếu GST.

Tuy nhiên, trong một lĩnh vực nghiên cứu hoàn toàn mới về mức độ hiểu biết tài chính của người dân, ACSS 2024 phát hiện ra rằng, cứ bốn thanh niên trong độ tuổi từ 18 đến 25 thì có một người không đáp ứng bất kỳ quy tắc chung nào của Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) đề ra cũng như  theo Hướng dẫn Lập kế hoạch Tài chính Cơ bản của ngành tài chính (Hướng dẫn). Điều này cho thấy rằng, có thể cần nhiều nỗ lực phối hợp hơn để thúc đẩy thế hệ trẻ trong việc chuẩn bị nguồn tài chính vững vàng cho tương lai của họ.

"Thật đáng mừng khi người tiêu dùng Singapore đã có cái nhìn tích cực hơn về nền kinh tế trong năm nay. Điều này cho thấy chính phủ Singapore đã làm rất tốt trong việc hỗ trợ người dân của họ vượt qua tình hình kinh tế bất ổn ở khu vực này. Bà Jacquelyn Tan, Giám đốc Khối Dịch vụ tài chính cá nhân của UOB, cho biết: "Thế hệ trẻ là đối tượng đặc biệt lạc quan về khả năng tài chính của mình trong tương lai, một yếu tố mà bất kỳ quốc gia nào cũng mong muốn có được".

"Tuy nhiên, ACSS 2024 đã nhấn mạnh sự cần thiết về việc tăng cường sự chuẩn bị về mặt tài chính ở thế hệ trẻ. Chúng tôi tin rằng thế hệ trẻ đang dần có ý thức hơn về vấn đề tài chính, họ bắt đầu tiết kiệm cho quỹ khẩn cấp và đầu tư cho tương lai, nhưng họ cũng cần được hỗ trợ nhiều hơn về phạm vi bảo hiểm và kế hoạch thừa kế. Người trẻ hoàn toàn có thể tận hưởng những trải nghiệm tuyệt vời hơn trong cuộc sống nếu họ được bảo vệ trước những tình huống không lường trước được. Chúng tôi ở đây để giúp những khách hàng trẻ tuổi của mình đạt được cuộc sống mà họ hằng mong muốn, đồng thời, hỗ trợ họ trong việc xây dựng quỹ tài chính dự phòng bền vững để đối phó với những vấn đề không lường trước được trong tương lai . "

Người tiêu dùng Singapore đã lạc quan hơn trước sự suy thoái kinh tế và kỳ vọng tình hình tài chính của họ sẽ cải thiện hơn trong thời gian tới

Sự lạc quan về tình hình kinh tế của người tiêu dùng Singapore so với các nước khác trong khu vực một phần là nhờ vào thị trường lao động chặt chẽ của nước này. Điều này được thể hiện qua tỷ lệ việc làm khả dụng cao cùng với tỉ lệ người tìm việc cao trong khi tỉ lệ cắt giảm việc làm vẫn được kiểm soát khá chặt chẽ. Hơn nữa, đà tăng trưởng của Singapore có thể sẽ còn kéo dài và phát triển mạnh hơn vào nửa cuối năm nay nhờ vào sự gia tăng trong nhu cầu từ bên ngoài nếucác ngân hàng trung ương chủ chốt ở các nền kinh tế phát triển bắt đầu hoặc tiếp tục hạ lãi suất chính sách sẽ giúp thúc đẩy hoạt động đầu tư và tiêu dùng ở nước ngoài.

Tâm lý này cũng được phản ánh qua mức cải thiện 10 phần trăm so với cùng kỳ năm trước đối với kỳ vọng về một cuộc suy thoái lớn trong năm tới. Số lượng người tiêu dùng Singapore dự đoán rằng một cuộc suy thoái lớn sẽ xảy ra trong thời gian tới cũng thấp hơn 12 phần trăm so với mức trung bình của khu vực, trong khi mức trung bình này vẫn khá tương đồng so với năm ngoái.

Người tiêu dùng Singapore cũng tự tin hơn vào khả năng tài chính của họ, với 78% số người được hỏi tự tin cho rằng tình hình tài chính của họ sẽ tốt hoặc thậm chí tốt hơn trong năm tới, tăng 8 phần trăm so với năm ngoái. Gen Z và Gen Y là hai thế hệ lạc quan nhất, với lần lượt 88% và 81% số người trả lời bày tỏ sự tự tin về khả năng tài chính của họ. Ở mức 73 phần trăm, Thế hệ X ghi nhận mức tăng kỉ lục (14%) so với năm ngoái, trong khi Thế hệ Baby Boomers lại ghi nhận sự thay đổi không đáng kể ở mức 54 phần trăm.

Sự gia tăng tỉ lệ lạm phát vẫn là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng ASEAN với 63% số người được hỏi thể hiện mối lo ngại sâu sắc, tiếp theo đó là mối lo ngại về sự gia tăng trong chi phí hộ gia đình (58%) và sự suy giảm về lượng tiền tiết kiệm và khả năng nắm giữ tài sản (52%). Những mức này hầu như không thay đổi so với năm 2023, một dấu hiệu cho thấy những vấn đề này vẫn còn chưa được giải quyết. Với các vấn đề tài chính như nhau, người tiêu dùng Singapore dường như ít lo lắng hơn so với các nước khác trong khu vực. Số người bày tỏ sự lo ngại về việc lạm phát gia tăng đã giảm 16 phần trăm xuống còn 55%, trong khi số người bày tỏ sự lo lắng về việc gia tăng chi phí hộ gia đình và sự suy giảm lượng tiền tiết kiệm hoặc tài sản nắm giữ cũng giảm 12 phần trăm xuống mức 52% và 47%.

Các biện pháp hỗ trợ được đưa ra trong Chiến lược Ngân sách Singapore năm 2024, chẳng hạn như các đợt bổ sung phiếu mua hàng CDC cho hộ gia đình trị giá 600 đô la và khoản hoàn thuế thu nhập cá nhân 50% trong năm nay với mức tối đa là 200 đô la, đã góp phần đáng kể vào việc giảm bớt mối lo ngại về chi phí sinh hoạt của người dân Singapore. Những biện pháp hỗ trợ này được áp dụng bên cạnh các khoản hỗ trợ hiện có của chính phủ như Gói bảo hiểm và chương trình Phiếu GST để cung cấp thêm một khoản tiền dự phòng cho các hộ gia đình có thu nhập từ thấp đến trung bình để trang trải trước tình hình chi phí tăng cao. Ở cấp độ rộng hơn, việc giảm bớt áp lực lạm phát vào cuối năm 2022, cùng với việc đồng đô la Singapore tăng giá mạnh, đã giúp duy trì sức mua của người tiêu dùng trong nước. Bên cạnh đó, việc kiểm soát được lạm phát nhập khẩu cũng giúp Singapore có lợi thế hơn so với các nước trong khu vực.

Các mặt hàng hàng đầu mà người tiêu dùng Singapore cho biết họ chi tiêu nhiều nhất trong năm qua [2] là hóa đơn tiện ích (25 phần trăm), chi phí đi lại hàng ngày và chi phí giáo dục trẻ em đứng thứ hai (11 phần trăm) và chi phí hàng tạp hóa gia dụng đứng thứ ba (bảy phần trăm). Tuy nhiên, đã có sự sụt giảm mạnh về lượng chi tiêu của người tiêu dùng đối với các hóa đơn tiện ích và hàng tạp hóa gia đình, trong đó lượng chi tiêu cho hóa đơn tiện ích và hàng tạp hóa gia đình giảm sáu phần trăm và lượng chi tiêu cho hàng tạp hóa gia đình giảm bảy phần trăm. Người tiêu dùng Singapore cũng chi tiêu nhiều hơn trong các hạng mục trải nghiệm như du lịch nghỉ dưỡng, ăn uống sang trọng, hòa nhạc, sự kiện và lễ hội so với các nước khác, với 43% số người trả lời cho biết họ đã gia tăng đáng kể lượng chi tiêu cho các hạng mục này trong năm qua so với mức trung bình của khu vực là 35%. Những hạng mục mà người tiêu dùng Singapore sẵn sàng chi trả nhiều hơn là các sự kiện giải trí như hòa nhạc và lễ hội, du lịch nghỉ dưỡng và ăn uống sang trọng.

Chưa chuẩn bị sẵn sàng về vấn đề tài chính ở giới trẻ

Phần lớn người tiêu dùng Singapore không thực hiện đầy đủ các bước để đảm bảo khả năng tài chính trong tương lai, trong đó Gen Z chiếm tỉ lệ cao nhất. Trong hạng mục nghiên cứu mới về hiểu biết tài chính của người dân, nghiên cứu đã thăm dò ý kiến về việc phân bổ tài chính của người tiêu dùng chủ yếu dựa trên các quy tắc chung được nêu trong Hướng dẫn [3], cụ thể là việc phân bổ tài chính trong khoảng từ ba đến sáu tháng để làm quỹ khẩn cấp, mua bảo hiểm nhân thọ trước các rủi ro như tử vong, thương tật vĩnh viễn và bệnh hiểm nghèo, đầu tư ít nhất 10 phần trăm tiền lương thực lĩnh cho mục tiêu hưu trí và các mục tiêu tài chính khác, lập di chúc và chỉ định người thụ hưởng CPF.

Nghiên cứu cho thấy 37 phần trăm số người được hỏi đáp ứng được hai nguyên tắc và chỉ có 10 phần trăm đáp ứng được ba hoặc tất cả bốn nguyên tắc chung. Điều đáng lo ngại nhất là có tới 35 phần trăm số người tiêu dùng chỉ đáp ứng được một quy tắc chung duy nhất và có tới 18 phần trăm không đáp ứng được bất kỳ quy tắc nào. Gen Z là đối tượng đáng quan tâm đặc biệt khi có tới 26% không đáp ứng bất kì quy tắc nào. Trong khi Gen Z là một lực lượng lao động tương đối "trẻ" và vẫn đang tìm kiếm chỗ đứng về mặt tài chính. Nhiều người thuộc thế hệ này còn có thể đang phải vật lộn với các khoản chi phí lớn như kết hôn và nhà ở, bởi vậy, việc họ không có đủ nguồn tài chính dự phòng trước những biến cố bất ngờ trong cuộc sống là điều vô cùng đáng lo ngại.

Người tiêu dùng Singapore được trang bị khá đầy đủ kiến thức về sự cần thiết của quỹ khẩn cấp, với 60% số người được hỏi cho rằng họ tiết kiệm ít nhất ba tháng chi tiêu để phòng ngừa những sự cố không lường trước. Gen X ghi nhận số liệu thấp nhất khi chỉ có 54% trong số người được hỏi cho rằng họ dành ra một khoản vừa đủ để làm quỹ khẩn cấp. Các thế hệ khác ghi nhận số liệu lần lượt là: Gen Y (62%), Gen Z (59%) và Thế hệ Baby boomers (77%).

Về mặt bảo hiểm, người tiêu dùng Singapore, đặc biệt là Gen Z, cần được bảo vệ tốt hơn, nhất là trong các lĩnh vực liên quan đến bệnh hiểm nghèo, tử vong và thương tật toàn bộ vĩnh viễn. Chỉ có 37 phần trăm số người được hỏi cho biết họ có bảo hiểm bệnh hiểm nghèo, trong khi tỷ lệ này ở Gen Z giảm xuống chỉ còn 17 phần trăm. Đối với bảo hiểm tử vong và thương tật toàn bộ vĩnh viễn, chỉ có 22 phần trăm số người tiêu dùng Singapore có bảo hiểm và con số này là 13 phần trăm ở Gen Z. Đáng báo động hơn, cứ 10 người thuộc Gen Z thì có hơn 1 người (12%) cho biết họ không hề có bất kỳ loại bảo hiểm nào.

Về đầu tư, 56 phần trăm lượng người tiêu dùng Singapore dành ít nhất 10 phần trăm thu nhập hàng năm của họ để đầu tư. Một tín hiệu đáng mừng là Gen Z và Gen Y là hai thế hệ siêng năng nhất, với lần lượt 55% và 62% số người được hỏi ở hai thế hệ này tuân thủ các nguyên tắc chung về đầu tư. Một dấu hiệu tích cực cho thấy thế hệ trẻ đang để ý nhiều hơn đến việc chuẩn bị cho việc nghỉ hưu và các mục tiêu tài chính khác.

Về kế hoạch thừa kế, một nửa số người tiêu dùng Singapore đã lựa chọn người thụ hưởng CPF. Trong khi đó, số người cho biết họ đã lập di chúc chỉ có một phần năm (19%). Có lẽ là do còn trẻ nên Gen Z và Gen Y ít được chuẩn bị hơn so với những thế hệ lớn tuổi hơn, khi chỉ có 29% và 43% số người thuộc hai thế hệ này cho biết họ đã chỉ định người thụ hưởng CPF, so với 64% ở Gen X và 74% ở thế hệ Boomers. Chỉ có 1 trong 10 người thuộc thế hệ Z và 15 phần trăm người thuộc thế hệ Y cho biết họ đã lập di chúc. Đáng lo ngại hơn, chỉ có một phần tư số người thuộc thế hệ X và 35 phần trăm số người thuộc thế hệ Baby boomers cho biết họ đã lập di chúc, điều này có thể do văn hóa hoặc do thiếu hiểu biết.

UOB cam kết hỗ trợ khách hàng ở mọi giai đoạn trong cuộc đời. Chúng tôi nỗ lực kêu gọi khách hàng tham khảo các Hướng dẫn về tài chính này và liên hệ với chúng tôi nếu cần hỗ trợ trong việc lập kế hoạch tài chính. Các mô hình trước đó cho thấy việc tiết kiệm, đầu tư và mua bảo hiểm là khả thi ở mọi giai đoạn trong cuộc sống, ngay cả ở mức thu nhập của người lớn tuổi đang đi làm và người đã nghỉ hưu. Chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng hết mình trong việc bảo vệ và tối ưu hóa các khoản tài chính của họ theo cách an toàn và bền vững nhất.

Giới thiệu về UOB

UOB là một ngân hàng hàng đầu ở Châu Á. Với trụ sở chính đặt tại Singapore và hàng loạt văn phòng quốc tế tại Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam, UOB sở hữu mạng lưới phủ sóng toàn cầu với khoảng 500 văn phòng tại 19 quốc gia và vùng lãnh thổ ở Châu Á Thái Bình Dương, Châu Âu và Bắc Mỹ. Kể từ khi thành lập vào năm 1935, UOB đã không ngừng phát triển với một loạt dự án mang tính chiến lược. Hiện nay, UOB được xếp hạng là một trong những ngân hàng hàng đầu thế giới: Aa1 bởi Moody's Investors Service và AA- bởi cả S&P Global Ratings và Fitch Ratings.

Trong gần chín thập kỷ, UOB đã luôn áp dụng phương pháp tiếp cận lấy khách hàng làm trung tâm, nhằm tạo ra các giá trị lâu dài và duy trì sự phù hợp thông qua tinh thần kinh doanh cũng như cách đối xử đúng mực. UOB luôn đặt mục tiêu phát triển nền kinh tế của ASEAN trong tương lai lên hàng đầu – đem lại cho người dân và các doanh nghiệp ở ASEAN môi trường hoạt động cũng như khả năng kết nối tốt nhất.

UOB tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể nắm bắt tốt nhất các cơ hội trong khu vực thông qua mạng lưới hoạt động rộng khắp. Bên cạnh đó, ngân hàng này cũng tận dụng lợi thế về dữ liệu cũng như thông tin chuyên sâu để liên tục đổi mới và tạo ra các trải nghiệm cũng như giải pháp ngân hàng cá nhân hóa tốt nhất, để đáp ứng nhu cầu riêng biệt của từng khách hàng. UOB cũng cam kết trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp đạt được sự phát triển bền vững trong tương lai bằng cách thúc đẩy hòa nhập xã hội, tạo ra tác động tích cực đến môi trường và theo đuổi tiến bộ kinh tế. UOB đặt mục tiêu trở thành một nhà cung cấp dịch vụ tài chính có trách nhiệm và đáng tin cậy cũng như kiên định trong việc hỗ trợ các hoạt động nghệ thuật, phát triển xã hội cho trẻ em và giáo dục, thực hiện đúng nghĩa vụ đối với cộng đồng và các bên liên quan.

Phụ lục

Nghiên cứu ACSS 2024 của UOB đã khảo sát 5.000 người trong độ tuổi từ 18 đến 65 ở các nước bao gồm Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Cuộc khảo sát được tiến hành trực tuyến từ ngày 14 tháng 5 năm 2024 đến ngày 6 tháng 6 năm 2024 với sự hợp tác của công ty tư vấn quản lý toàn cầu Boston Consulting Group.

Cuộc khảo sát phân loại người trả lời thành bốn nhóm tuổi, cụ thể là Gen Z (18 đến 25 tuổi), Gen Y (26 đến 41 tuổi), Gen X (42 đến 57 tuổi) và Thế hệ Baby boomers (58 đến 65 tuổi).

[1] Chi tiết về phương pháp nghiên cứu của UOB ACSS 2024, bao gồm phân loại thế hệ của người trả lời, có thể được tìm thấy trong Phụ lục.

[2] Số liệu được tính dựa trên sự chênh lệch ròng giữa phần trăm người trả lời cho biết họ đã chi tiêu nhiều hơn vào một danh mục hiện tại so với 6 đến 12 tháng trước và phần trăm người cho biết họ đã chi tiêu ít hơn vào một danh mục hiện tại so với 6 đến 12 tháng trước.

[3] Có thể tìm đọc các thông tin chi tiết về Hướng dẫn lập kế hoạch tài chính cơ bản của MAS tại đây.

 

Cùng chuyên mục

Đọc thêm