Doanh nghiệp

Nghĩa trang: Truyền thống và xu hướng hiện đại

Xu hướng quy hoạch hiện đại, thiết kế cao cấp

Nghĩa trang truyền thống được hình thành và tồn tại từ rất lâu đời, đó là những khu nghĩa trang tập trung của mỗi địa phương hoặc các khu mộ phần tự phát biệt lập nơi ruộng đồng vắng vẻ. Ngày nay, tốc độ đô thị hóa nhanh khiến nhiều nghĩa trang truyền thống buộc phải di dời để nhường chỗ cho khu dân cư, đường xá và nhà máy. Thậm chí, nếu khó di dời, các nghĩa trang còn “bất đắc dĩ” sở hữu mặt tiền đường lớn, cạnh khu dân cư đông đúc, giao thông ồn ào, bụi bặm. Xét về mặt phong thủy điều này không tốt cho mộ phần vì dễ bị dương khí lấn át, ảnh hưởng đến sự an tĩnh của người đã mất.

Nghĩa trang: Truyền thống và xu hướng hiện đại - 1

Nghĩa trang truyền thống ngay cạnh khu dân cư đông đúc

Xét về mặt kiến trúc thì nghĩa trang truyền thống thiếu tính quy hoạch bởi việc chôn theo hướng nào, kiến trúc ra sao sẽ phụ thuộc vào thẩm mỹ và quan niệm phong thủy của từng gia đình. Hơn hết việc chôn cất, bốc mộ sau một thời gian cũng dẫn đến tình trạng mộ an táng và mộ cải táng xen lẫn nhau. Thiết kế của từng mộ phần sau cải táng cũng không đồng nhất, kích cỡ, màu sắc khác nhau dẫn đến tình trạng lộn xộn và tốn nhiều quỹ đất.

Khắc phục hoàn toàn yếu điểm của nghĩa trang truyền thống, các dự án công viên tâm linh ra đời đã trở thành xu hướng đầu tư đất sinh phần mới với nhiều cải tiến đột phá. Theo đó, công viên tâm linh sở hữu ưu điểm vượt trội như có quy mô rộng lớn, có vị trí xa khu dân cư, kết nối giao thông thuận tiện, quy hoạch khuôn viên và khu mộ phần đồng bộ hợp phong thủy. Đồng thời, công viên tâm linh hiện nay đều có quy hoạch, pháp lý rõ ràng minh bạch nên người mua sẽ tránh gặp phải viễn cảnh phải di dời mộ phần sau này.

Nhằm kết hợp hài hòa cho hoạt động thăm viếng và thưởng ngoạn, vãn cảnh, các công viên tâm linh được đầu tư nhiều vào cảnh quan thiên nhiên với mật độ xây dựng thấp. Phần lớn diện tích được quy hoạch cho các công trình tâm linh, cây xanh, mặt nước và tiện ích.

Tiện ích và các dịch vụ chăm sóc mộ phần

Không giới hạn ở việc chọn đất sinh phần có vị trí đẹp vượng phong thủy, thiết kế tinh tế, quy hoạch đồng bộ mà các yếu tố về tiện ích, dịch vụ mai táng và chăm sóc mộ phần cũng được người mua rất quan tâm.

Ở nghĩa trang truyền thống chỉ những dịp lễ, tết các mộ phần mới được chăm sóc, bởi người thân của người mất không có thời gian đến thăm mộ thường xuyên, dẫn đến tình trạng cỏ dại mọc chen lối đi. Nhiều khu nghĩa trang không có quản trang nên các gia đình sau khi bốc mộ, cải táng không thu dọn chất thải, không lấp kín mộ cũ gây ô nhiễm môi trường, tạo cảm giác nặng nề u ám.

Nghĩa trang: Truyền thống và xu hướng hiện đại - 2

Công viên nghĩa trang - Tư duy đạo “hiếu” mới trong đời sống tâm linh người Việt

Ngược lại, công viên tâm linh đều có đơn vị quản lý chuyên nghiệp, đội ngũ chăm sóc mộ phần mỗi ngày và an ninh 24/7. Cỏ cây được làm sạch, hoa được chăm sóc để đảm bảo một môi trường an yên, không gian trong lành thanh tịnh cho cả người sống và người đã mất. Một số công viên còn mạnh tay đầu tư vào các công trình tâm linh vãn cảnh như vườn hoa, cây xanh, hồ nước, chùa, đền, tượng phật. Hệ thống tiện ích của một nghĩa trang hiện đại, sang trọng với xe điện miễn phí, nhà hàng cỗ chay, trung tâm lưu trú, khu vui chơi trẻ em, chòi nghỉ chân…

Bên cạnh đó, công viên nghĩa trang còn cung cấp các dịch vụ đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng như: Dịch vụ thiết kế và xây dựng mộ phần, dịch vụ mai táng, hoả táng; chăm sóc, cúng giỗ; tư vấn phong thủy; tổ chức sự kiện tâm linh như: Cầu siêu, cầu an…

Với nhiều cải tiến vượt trội so với nghĩa trang truyền thống, vài năm trở lại đây, công viên tâm linh được chú trọng đầu tư và hiện diện tại nhiều tỉnh thành lớn trên cả nước. Có thể kể đến một số dự án tiêu biểu như công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng (Hà Nội), Lạc Hồng Viên (Hòa Bình), Thiên đức Vĩnh Hằng Viên (Phú Thọ), Vĩnh Hằng Long Thành (Đồng Nai), Sala Garden (Đồng Nai), Hương An Viên (Huế), Hoa viên nghĩa trang Bình Dương… Mới đây, tại Tuyên Quang cũng xuất hiện dự án Công viên Nghĩa trang Thiên Đường do Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại An Phát Vinh làm chủ đầu tư. Dự án Công viên Nghĩa trang Thiên Đường Tuyên Quang được quy hoạch và xây dựng theo tiêu chí bảo đảm mô hình cảnh quan, bảo tồn sinh thái và có giá trị kiến trúc với mật độ cảnh quan cây xanh tới 65%.

Đồng thời, Công viên Nghĩa trang Thiên đường cũng cung cấp các tiện ích dịch vụ đầy đủ từ tổ chức an táng, xây dựng mộ phần; cho đến việc phụng sự thờ tự… Thậm chí, tại đây có thêm các dịch vụ mới như lập và lưu giữ gia phả online… Với kết nối chỉ còn 75 phút di chuyển bằng cao tốc Hà Nội - Tuyên Quang - Hà Giang, dự báo nơi đây sẽ trở thành tâm điểm đầu tư đất sinh phần mới khu vực phía Bắc, hút dòng khách Hà Nội và các tỉnh lân cận Tuyên Quang.

Có thể thấy, sự nở rộ của xu hướng công viên tâm linh thời gian gần đây không chỉ mang lại ý nghĩa về một xã hội văn minh tiến bộ mà còn hình thành một nét văn hóa mới trong truyền thống hiếu đạo ngàn đời của người Việt.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm