Tài chính

Ngày này năm xưa, 25/1, cuộc gọi điện thoại xuyên lục địa đầu tiên thành công đã làm thay đổi tương lai viễn thông nhân loại

Alexander Graham Bell (1847-1922) được người đời nhớ đến với tên gọi “Cha đẻ của điện thoại”. Nhờ việc không ngừng theo đuổi ý tưởng truyền giọng nói và phát minh điện thoại của ông, nhân loại đã chạm đến cuộc cách mạng về viễn thông. Những giá trị ông để lại cho hậu thế đã làm thay đổi thế giới.

Ông sinh ra tại Scotland, thành phố của văn hóa và giáo dục. Từ nhỏ, Bell đã có niềm đam mê với khoa học. Bên cạnh đó, ông bị ảnh hưởng sâu sắc bởi việc người mẹ dần bị điếc từ năm ông 12 tuổi. Ông học ngôn ngữ hình thể để giao tiếp với mẹ và nung nấu trong đầu hy vọng chữa bệnh cho mẹ.

Từ đó, Bell cũng nảy ra ý tưởng về một thiết bị truyền lời nói qua dây dẫn. Ông đã cải thiện máy điện báo của Samuel F.B. Morse thành một thiết bị kết hợp giữa máy điện báo và máy ghi âm, cho phép mọi người nói chuyện với nhau từ xa. Thời điểm đó, không ít người cho rằng ý tưởng của ông là điên rồ.

Không nản lòng, Bell lên đường tìm đến những nhà điện học nổi tiếng để thỉnh giáo. Đến năm 1875, Alexander Graham Bell đã phát triển nguyên mẫu của chiếc điện thoại đầu tiên với cấu tạo thô sơ đơn giản. Đến ngày 10/3/1876, ông cùng trợ lí Thomas Watson đã truyền đi thành công câu nói hoàn chỉnh đầu tiên: “Watson, tới đây đi. Tôi cần gặp anh”, khi hai người ở hai căn phòng khác nhau. Và đó chính là cuộc gọi điện thoại đầu tiên trong lịch sử.

Sau những ngày tiếp tục hoàn thiện nghiên cứu, vào ngày 25/1/1915, Bell đã thực hiện cuộc gọi điện thoại xuyên nước Mỹ (từ bờ Đông sang bờ Tây) đầu tiên. Ông ngồi ở New York để gọi điện cho trợ lý Watson của mình đang có mặt tại San Francisco. Cuộc gọi này đã chứng minh cho nhiều người hoài nghi ông rằng ý tưởng “điên rồ” ngày nào giờ đã được hiện thực hóa.

Alexander Graham Bell sau đó tiếp tục các phát minh của mình trong giao tiếp. Ông cũng không ngừng hỗ trợ người khiếm thính bằng nhiều cách.

Graham Bell qua đời ngày 2/8/1922 tại phòng thí nghiệm ở Canada. Phát minh điện thoại của ông đã đưa cách thức giao tiếp của con người bước sang một kỷ nguyên mới.

Tổng hợp

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Chủ tịch KIM Việt Nam: Chúng tôi nhìn thấy hình bóng "kỳ tích sông Hàn" và đặt cược vào những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam

Theo Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Quản lý Quỹ KIM Việt Nam, dòng vốn ngoại vào Việt Nam trong những năm tới chủ yếu sẽ đến từ khu vực Châu Á và kỳ vọng nguồn vốn Hàn Quốc sẽ đóng vai trò mạnh mẽ, đặc biệt thông qua các quỹ ETF.