Kỹ năng sống

Ở nước ngoài khó mua lá dong, du học sinh Nhật sáng tạo cách nấu bánh chưng có 1-0-2

Trong vô vàn món ngon trên mâm cỗ, bánh chưng (hoặc bánh tét) là một món ăn bắt buộc phải có trong nhiều gia đình mỗi khi Tết đến. Vì từ lâu, ông cha ta quan niệm rằng trong nhà mà không có bánh chưng hẳn như sẽ thiếu đi cả cái không khí Tết. Cứ vào những ngày giáp Tết, các gia đình Việt lại có phong tục gói bánh chưng như duy trì một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời.

Thấy bánh chưng là thấy Tết, nên nhiều du học sinh ở nước ngoài cũng muốn có chút không khí đón xuân bằng việc nấu bánh một cách dã chiến. Nhưng "dã chiến" cỡ cô bạn này thì dân mạng phải trầm trồ vì không cần lá dong, lò than hay nồi lớn mà vẫn ra thành phẩm là chiếc bánh chưng vô cùng thơm ngon. Cô bạn còn kể thêm rằng mẹ sợ ở Nhật không có bánh chưng nhưng con vẫn có cách để mẹ yên lòng.

Ở nước ngoài khó mua lá dong, du học sinh Nhật sáng tạo cách nấu bánh chưng có 1-0-2 - Ảnh 1.
Ở nước ngoài khó mua lá dong, du học sinh Nhật sáng tạo cách nấu bánh chưng có 1-0-2 - Ảnh 2.

Phần nhân bánh được cô bạn chuẩn bị khá đầy đù, nhưng có gì đó sai sai. (Nguồn: @hb27113)

Nguyên liệu cho món bánh chưng ngày Tết thì không thể thiếu nếp, đậu xanh, thịt mỡ và lá dong, dây lạt để gói bánh. Nhưng trớ trêu thay, cô nàng du học sinh chỉ tìm đủ các nguyên liệu cho phần nếp và phần nhân mà không có cách nào tìm được phần lá gói bánh. Vận dụng hết trí não của mình, không có lá dong thì thay bằng giấy nến, không có dây lạt thì thay tạm bằng dây nilon để thành hình. Ấy thế mà món bánh vẫn được cô bạn gói rất đẹp mắt, vuốt giấy như vuốt lá dong, gấp nếp giấy để gói nhân khá công phu.

Ở nước ngoài khó mua lá dong, du học sinh Nhật sáng tạo cách nấu bánh chưng có 1-0-2 - Ảnh 3.
Ở nước ngoài khó mua lá dong, du học sinh Nhật sáng tạo cách nấu bánh chưng có 1-0-2 - Ảnh 4.

Đón cái Tết tại Nhật vẫn rất có không khí vì món bánh chưng độc đáo này. (Nguồn: @hb27113)

Còn một chuyện khó khăn không kém chính là phần nấu bánh. Ai cũng biết nồi bánh chưng phải thức thâu đêm để canh nên giai đoạn nấu bánh cũng không phải dễ. Nhưng tận dụng đặc tính của giấy nến mà cô nàng đã nghĩ ra cách nấu trong nồi áp suất hay nồi cơm điện. Món bánh vẫn chín mềm, rất thơm ngon khiến bao người trầm trồ.

Ở nước ngoài khó mua lá dong, du học sinh Nhật sáng tạo cách nấu bánh chưng có 1-0-2 - Ảnh 5.
Ở nước ngoài khó mua lá dong, du học sinh Nhật sáng tạo cách nấu bánh chưng có 1-0-2 - Ảnh 6.

Cô nàng cũng tiết lộ mình phải chịu kha khá tiền điện khi nấu từ 4 đến 5 tiếng để bánh chín. (Nguồn: @hb27113)

Ở nước ngoài khó mua lá dong, du học sinh Nhật sáng tạo cách nấu bánh chưng có 1-0-2 - Ảnh 7.
Ở nước ngoài khó mua lá dong, du học sinh Nhật sáng tạo cách nấu bánh chưng có 1-0-2 - Ảnh 8.

Thành phẩm là món bánh mềm dẻo nóng hôi hổi. Lấy dây cắt miếng bánh mới thấy lớp nhân bên trong cũng "rất gì và này nọ" đấy chứ!(Nguồn: @hb27113)

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Nàng dâu Việt ở Malaysia kể chuyện đón Tết Nguyên đán: Quá nhiều sự khác biệt nhưng tựu trung là hy vọng cho năm mới

Những ngày này, khi không khí xuân tươi vui, Tết rộn ràng đang tràn ngập ở khắp mọi nơi, người người nhà nhà cùng nhau quây quần bên mâm cơm gia đình. Ai đi xa cũng muốn trở về nhà để đón Tết thì ở một nơi chỉ cách Việt Nam hơn 1.000km, tại đất nước Malaysia, chị Trần Thị Vĩnh Hà (người gốc Hà Nội) cũng đang tất bật chuẩn bị cho mâm cơm gia đình ngày Tết, phần để vơi đi nỗi nhớ nhà, phần là muốn chu toàn theo đúng truyền thống nhà chồng.