Tài chính

Ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc có thể được nới room ngoại lên 49%

Đây là một trong những nội dung mới của dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 01/2014 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng trong nước đang được Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến.

Theo dự thảo, Chính phủ sẽ quyết định tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc, nhưng không được vượt quá 49% vốn điều lệ, có nghĩa, các ngân hàng tham gia tái cơ cấu ngân hàng yếu kém sẽ có cơ hội thu hút thêm dòng vốn ngoại.

"Khi được tăng room lên sẽ có điều kiện dễ dàng huy động vốn nước ngoài, qua đó giúp cải thiện bộ đệm an toàn vốn, giúp giảm thiểu rủi ro hoạt động, cũng như tăng cường chỉ tiêu an toàn vốn qua đó có thể được Ngân hàng Nhà nước cấp room tín dụng cao hơn, giảm thiểu rủi ro hoạt động", ông Trần Đức Anh, Giám đốc Kinh tế vĩ mô và Chiến lược thị trường, Công ty chứng khoán KBSV, đánh giá.

Ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc có thể được nới room ngoại lên 49% - Ảnh 1.

Bên cạnh vốn, việc nới room ngoại còn giúp nhà đầu tư có một tỷ lệ sở hữu nước ngoài đủ lớn để tham gia sâu hơn vào hoạt động quản trị, điều hành, giúp đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu. (Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí)

Đề xuất này cũng được đánh giá là phù hợp với xu thế hội nhập. Bởi theo Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA), trong 5 năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực, Việt Nam cam kết xem xét cho phép 2 tổ chức tín dụng châu Âu được phép sở hữu tới 49% vốn điều lệ của 2 ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh vốn, việc nới room ngoại còn giúp nhà đầu tư có một tỷ lệ sở hữu nước ngoài đủ lớn để tham gia sâu hơn vào hoạt động quản trị, điều hành, giúp đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu.

"Dự thảo đưa tỷ lệ vốn sở hữu nước ngoài lên 49% trong bối cảnh hiện nay là rất hợp lý", bà Nguyễn Thị Mùi, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tiền tệ Quốc gia, nhận định.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, ngay cả khi đề xuất nới room được thông qua, việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài cũng không dễ dàng, đòi hỏi hai bên phải có định hướng phù hợp và cam kết lâu dài. Hiện vẫn còn nhiều ngân hàng chưa sử dụng hết tỷ lệ 30%, nhưng chưa tìm được đối tác chiến lược nước ngoài.


Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

"Ông lớn" chạy đua xây trung tâm dữ liệu: Viettel vừa chốt đầu tư 6.000 tỷ đồng đến năm 2025, VNG cũng ra mắt dự án với quy mô tủ rack lớn nhất Việt Nam

Tính đến thời điểm Việt Nam hiện có hơn 20 trung tâm dữ liệu tại các thành phố lớn và gần 30 doanh nghiệp Việt Nam đang cung cấp các dịch vụ trung tâm dữ liệu và đám mây như Hanoi Telecom, FPT, CMC, Viettel IDC...