Thời sự

Ngắm hàng cây cúc tần Ấn Độ xanh mướt buông rủ ở hầm chui Hà Nội

 Ngắm hàng cây cúc tần Ấn Độ xanh mướt buông rủ ở hầm chui Hà Nội - Ảnh 1.

Dự án hầm chui nút Trung Hòa được đưa vào sử dụng từ đầu tháng 1/2016 và góp phần đáng kể trong việc giảm tình trạng ùn tắc giao thông. Các phương tiện có thể di chuyển theo 2 hướng từ đường Trần Duy Hưng đi Đại lộ Thăng Long và ngược lại. Tổng mức đầu tư của dự án là 1.087 tỷ đồng, cao nhất trong số các hầm chui của Hà Nội.

 Ngắm hàng cây cúc tần Ấn Độ xanh mướt buông rủ ở hầm chui Hà Nội - Ảnh 2.

Trong những ngày hè nắng rát cuối tháng 7, người dân không khỏi ngỡ ngàng vì cảm giác dịu mát bất ngờ khi đi qua khu vực hầm chui. Không những thế, màu xanh của hàng cúc tần Ấn Độ xanh mướt 2 bên thành hầm cũng mang đến cảm giác dễ chịu.

 Ngắm hàng cây cúc tần Ấn Độ xanh mướt buông rủ ở hầm chui Hà Nội - Ảnh 3.

Cúc tần Ấn Độ hay dây mành trúc, có tên khoa học là Vernonia elliptica, thuộc họ cúc và mọc theo dạng dây rủ xuống. Đây là loài thực vật có tốc độ sinh trưởng rất nhanh, quanh năm luôn xanh tốt, không bị rụng lá sinh lý vào mùa đông, khi hoa nở có màu hồng nhạt.

 Ngắm hàng cây cúc tần Ấn Độ xanh mướt buông rủ ở hầm chui Hà Nội - Ảnh 4.

Cúc tần Ấn Độ được nhiều người trồng ở ban công, sân thượng để che nắng, tạo bóng mát cho nhà ở. Ngoài ra, người dân cũng hay trồng ở những nơi kinh doanh như quán cà phê, nhà hàng, khách sạn, khu resort...

 Ngắm hàng cây cúc tần Ấn Độ xanh mướt buông rủ ở hầm chui Hà Nội - Ảnh 5.

Nữ nhân viên chăm sóc cây xanh tại hầm chui Trung Hòa cho biết, cây cúc tần Ấn Độ rất dễ chăm, ít phải tưới nước và bón phân. Cây có thể sống ở nhiệt độ cao, quanh năm xanh tốt.

 Ngắm hàng cây cúc tần Ấn Độ xanh mướt buông rủ ở hầm chui Hà Nội - Ảnh 6.

"Cây này không mọc rễ phụ, không bám vào tường nên không sợ hư hỏng hay hoen ố 2 bên thành hầm. Chúng tôi không cho cây dài tới mặt hầm mà chỉ để rủ xuống cách mặt đường hầm khoảng một mét..." nữ nhân viên chăm sóc cây xanh chia sẻ.

 Ngắm hàng cây cúc tần Ấn Độ xanh mướt buông rủ ở hầm chui Hà Nội - Ảnh 7.

Bên trên mặt hầm, cây cúc tần Ấn Độ phủ kín. "Mỗi lần đi qua đây, tôi nhìn hàng cây thấy rất mát mắt, dễ chịu. Theo tôi, việc trồng cây này ở 2 bên thành hầm rất hợp lý; có thể làm giảm ô nhiễm môi trường, tạo không gian xanh...", anh Hà Văn Đô sống tại khu vực phường Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm) chia sẻ.

 Ngắm hàng cây cúc tần Ấn Độ xanh mướt buông rủ ở hầm chui Hà Nội - Ảnh 8.

Cây cúc tần Ấn Độ sống thành từng bụi. Lá cây mọc ra từ thân rất xum xuê và xanh tốt. Theo quan sát, hàng cây cúc tần Ấn Độ tại hầm chui Trung Hòa dài khoảng 200 - 300 mét.

 Ngắm hàng cây cúc tần Ấn Độ xanh mướt buông rủ ở hầm chui Hà Nội - Ảnh 9.

Tổng chiều dài hầm chu Trung Hòa và đường dẫn vào hầm khoảng 614,13m. Hiện nút giao Trung Hòa có 3 tầng xe chạy và trong tương lai có thể có 4 tầng.


Cùng chuyên mục

Đọc thêm