Kỹ năng sống

Nếu con bạn có 1 trong 4 dấu hiệu này, hãy uốn nắn NGAY LẬP TỨC trước khi quá muộn

Trong các gia đình hiện đại, trẻ em thường được coi là "trung tâm" của mọi sự chú ý. Từ cha mẹ tới ông bà đều có xu hướng vây quanh một đứa trẻ và chiều chuộng chúng. Song việc yêu thương, chiều chuộng trẻ một cách không có chừng mực sẽ chỉ gây hại. Sau đây là 4 biểu hiện cho thấy trẻ đã bị "dạy hư" và nếu không được uốn nắn kịp thời, sau 6 tuổi, trẻ sẽ định hình tính cách.

1. Không tôn trọng người lớn tuổi

Một số trẻ đã quen với việc coi mình là trung tâm ở nhà, thậm chí còn la mắng, đánh đập mọi người, đặc biệt là ông bà của chúng. Hành vi như vậy dễ khiến trẻ hiểu lầm về mối quan hệ gia đình, cho rằng mọi người đều phải phục tùng yêu cầu của mình. Nếu không được dạy cách tôn trọng người lớn tuổi từ khi còn nhỏ, lớn lên trẻ sẽ có xu hướng thách thức các trật tự xã hội và ảnh hưởng tới mối quan hệ cha mẹ - con cái khi chúng lớn lên.

Nếu con bạn có 1 trong 4 dấu hiệu này, hãy uốn nắn NGAY LẬP TỨC trước khi quá muộn- Ảnh 1.

Đối với hành vi thiếu tôn trọng của trẻ, cha mẹ cần đưa ra hướng dẫn rõ ràng ngay để trẻ hiểu được tầm quan trọng của phép lịch sự và sự tôn trọng. Hãy dạy con bạn cư xử đúng đắn một cách nhẹ nhàng và kiên quyết, thay vì chấp nhận hoặc phớt lờ nó.

2. Đưa ra điều kiện

Một số trẻ đã quen với việc sử dụng "nếu... thì..." để thương lượng các điều kiện với cha mẹ và đe dọa cha mẹ để đáp ứng yêu cầu của chúng. Ví dụ, những trường hợp như "Nếu mẹ không cho con xem điện thoại, mẹ phải mua cho con một khẩu súng đồ chơi" đã trở thành "chiến thuật đàm phán" phổ biến. Loại hành vi này thực chất là đứa trẻ đang dần nắm bắt được điểm yếu của cha mẹ, nhằm đạt được mục đích của chúng.

Nếu con bạn có 1 trong 4 dấu hiệu này, hãy uốn nắn NGAY LẬP TỨC trước khi quá muộn- Ảnh 2.

Cha mẹ nên cố gắng giảm thiểu sự thỏa hiệp và để con hiểu rằng một số thứ trong cuộc sống không cần phải đánh đổi. Ví dụ, khi trẻ muốn mua đồ chơi trong siêu thị nhưng bố mẹ từ chối, trẻ bắt đầu khóc lóc "ăn vạ", thay vì mềm lòng, cha mẹ nên tuân thủ nguyên tắc cứng rắn, để trẻ biết rằng việc ăn vạ đó không có tác dụng. Điều đó có thể giúp trẻ dần dần xây dựng khả năng tự chủ và giảm bớt sự phụ thuộc về mặt cảm xúc vào cha mẹ.

3. Tính ích kỷ

Hành vi ích kỷ của trẻ phần lớn xuất phát từ tình yêu thương, chiều chuộng quá mức của ông bà, cha mẹ đối với chúng. Nhiều gia đình quá cưng chiều con cái trong cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như ở nhà có đồ ăn ngon thì luôn cho con trước, hoặc cho con những đặc quyền sử dụng đồ chơi, xem tivi...

Nếu con bạn có 1 trong 4 dấu hiệu này, hãy uốn nắn NGAY LẬP TỨC trước khi quá muộn- Ảnh 3.

Hành vi như vậy dễ khiến trẻ lầm tưởng rằng mình xứng đáng nhận được những điều tốt đẹp nhất, tạo ra ảo tưởng mình vượt trội hơn người khác. Cha mẹ nên khuyến khích con tham gia chia sẻ trong cuộc sống gia đình thay vì quá chú trọng đến việc "đối xử đặc biệt". Ví dụ, khi ở nhà có hoa quả hoặc đồ ăn nhẹ, trẻ có thể học cách chia sẻ; trong công việc nhà hàng ngày cũng có thể sắp xếp một số công việc đơn giản để trẻ cảm nhận được ý nghĩa của việc chịu trách nhiệm.

4. Khả năng tự chăm sóc kém

Nhiều bậc cha mẹ luôn quá bao bọc con mình. Vì tâm lý che chở đó, cha mẹ thường chọn cách giúp con mặc quần áo, xúc cho con ăn hoặc tước đi cơ hội tự rèn luyện của con. Như mọi người đều biết, những "ý định tốt" như vậy thực chất là một loại tổn hại vô hình đối với khả năng tự chăm sóc bản thân của trẻ sau này. Trong quá trình trẻ lớn lên, cha mẹ nên buông bỏ đúng lúc và để trẻ tự nỗ lực làm những việc đó.

Nếu con bạn có 1 trong 4 dấu hiệu này, hãy uốn nắn NGAY LẬP TỨC trước khi quá muộn- Ảnh 4.

Ví dụ, để trẻ tự mặc quần áo, rửa mặt, cất đồ chơi và những đồ vật nhỏ khác. Việc rèn luyện khả năng tự chăm sóc bản thân không chỉ giúp trẻ thích nghi với cuộc sống tốt hơn mà còn giúp trẻ tự tin hơn khi gặp khó khăn.

Tình yêu thực sự phải có chừng mực và lý trí, giúp trẻ dần dần học cách tự lập, tôn trọng người khác, đối mặt với những thất bại và hiểu được ranh giới. Cha mẹ nào cũng mong con mình lớn lên vui vẻ, khỏe mạnh, nhưng bạn không cần phải ép mình trở thành "siêu nhân". Hãy học cách buông bỏ đúng lúc, vững vàng và quan tâm đến con cái một cách hợp lý hơn. Đây mới thực sự là cách trở thành một bậc cha mẹ có trách nhiệm


Cùng chuyên mục

Đọc thêm