Biến đổi khí hậu là vấn đề cấp bách của nhân loại thế kỷ XXI. Tầm quan trọng đã được củng cố bởi sự hiện diện của 197 Nguyên thủ và Lãnh đạo các quốc gia tại Hội nghị Biến đổi Khí hậu ở Glasgow năm 2021(COP26). Việt Nam đã đưa ra cam kết mạnh mẽ và ban hành Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050.
Thời điểm hành động của doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank), Việt Nam là một trong những nước dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu. Tính riêng năm 2020, Việt Nam đã chịu tổn thất 10 tỷ USD, tương đương 3,2% GDP, nếu không có chiến lược chuyển đổi xanh mang tính hệ thống, ước tính sẽ khiến Việt Nam thiệt hại khoảng 12-14% GDP mỗi năm vào năm 2050, đẩy một triệu người vào tình trạng nghèo cùng cực vào năm 2030.
Chuyển đổi xanh là thuật ngữ mô tả quá trình áp dụng quy trình, công nghệ tiên tiến để tái định hình hoạt động kinh doanh, đảm bảo tăng trưởng kinh tế, bền vững về môi trường và cả phát triển xã hội. Ở góc độ doanh nghiệp, giải pháp quản lý phổ biến là thông qua bộ tiêu chuẩn đo lường môi trường, xã hội và quản trị (ESG).
Báo cáo "Mức độ sẵn sàng thực hành ESG" của PwC cho thấy, 80% doanh nghiệp đã đặt cam kết hoặc đang lên kế hoạch sớm thực hành ESG trong 2-4 năm tới.
Trong khi 57% các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã xây dựng các cam kết rõ ràng về ESG, 58% các doanh nghiệp Việt Nam lại đang tiếp cận theo hướng "quan sát và chờ đợi". Phần lớn do hạn chế về nguồn lực, công nghệ lạc hậu, kiến thức và kinh nghiệm thực tế trong việc chuyển đổi xanh cho toàn bộ máy vận hành.
Theo ông Ryohei Oda, Tổng giám đốc công ty tư vấn ABeam Consulting chia sẻ: "Ở Việt Nam trong 2 năm trở lại đây, ESG và phát triển bền vững đã bắt đầu trở thành từ khóa được thảo luận trong các diễn đàn kinh doanh. Để thật sự tham gia vào việc đầu tư bài bản cho ESG, các doanh nghiệp cần hướng đến phát triển bền vững không nên chỉ vì vấn đề tuân thủ hay xu thế thời đại mà cần đưa phát triển bền vững thành một phần giá trị cốt lõi của doanh nghiệp với hành động cụ thể. Các nhà đầu tư, đối tác và khách hàng sẽ nhìn vào kết quả thực tế đạt được, thông qua các chỉ số ESG được báo cáo, để đánh giá, tiếp tục ủng hộ các doanh nghiệp và sản phẩm của họ."
Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn trong mắt nhiều doanh nghiệp nước ngoài. Đi kèm cơ hội là những điều kiện khắt khe đặt ra, bao gồm tuân thủ bộ tiêu chuẩn ESG. Điển hình là Tập đoàn Lego (Đan Mạch) với dự án xây dựng nhà máy trung hòa carbon, vận hành hoàn toàn nhờ năng lượng mặt trời, trị giá hơn 1 tỷ USD tại khu công nghiệp VSIP 3 ở Bình Dương. Một trong những lý do chủ đạo thôi thúc Lego đưa ra quyết định đầu tư là cam kết của Việt Nam tại COP26. Do đó, bất kỳ doanh nghiệp Việt Nam nào muốn hợp tác với LEGO phải chứng minh bằng việc chú trọng ESG.
Cú hích trong cuộc đua Net Zero
Theo ABeam Consulting, các doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng nắm bắt cơ hội vàng cho chuyển đổi xanh. Khả năng thích ứng nhanh chóng và toàn diện sẽ mang đến lợi ích tài chính lâu dài, lợi thế cạnh tranh bền vững, gia tăng hiệu quả hoạt động và nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Doanh nghiệp cần sự quyết tâm, đồng thuận từ cấp cao nhất để hiện thực hóa mục tiêu Net Zero. Xuyên suốt hành trình chuyển đổi, cần triển khai toàn diện và tập trung vào khía cạnh tạo ra tác động lớn như: đổi mới quy trình hoạt động, tái cân bằng chuỗi cung ứng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực phù hợp…
ABeam Consulting, trụ sở chính tại Tokyo (Nhật Bản), là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực tư vấn giải pháp chuyển đổi xanh và phát triển bền vững cho doanh nghiệp tại Việt Nam và Châu Á. Tại Việt Nam, công ty có sẵn chuyên gia có chuyên môn triển khai công cụ mới nhất SAP - Sustainability Control Tower (SCT), chuyên đo lường mức độ về phát triển bền vững của doanh nghiệp, đặc biệt đã từng triển khai cho các nhà máy tại Nhật Bản. SAP SCT được đánh giá là công cụ tối ưu giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn khi quản lý rủi ro thông qua 37 số liệu ESG, đi kèm khung báo cáo thiết lập sẵn. SAP SCT cũng cho phép mở rộng linh hoạt và tự động đồng bộ với SAP S/4HANA. Qua đó, cung cấp bức tranh toàn cảnh chính xác và minh bạch về thực trạng của doanh nghiệp.
Không chỉ dừng lại ở tư vấn, chuyên gia của ABeam Consulting sẽ trực tiếp tới nhà máy đo lường và phân tích dữ liệu hệ thống để hoạch định chiến lược xanh hóa mô hình kinh doanh cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, ABeam Consulting đã phát triển hệ thống "Nền tảng ESG Kỹ thuật số" để thu thập, phân tích thông tin ESG trong và ngoài hoạt động của doanh nghiệp để tăng cường khả năng cạnh tranh. Nền tảng Digital ESG bao gồm 3 nội dung cốt lõi gồm: "Kết nối" để thu thập dữ liệu ESG, "Phân tích dữ liệu" để đo lường hiệu suất doanh nghiệp và "Kiểm thử" để kiểm tra dữ liệu ESG, phân tích kết quả.
Với kinh nghiệm hỗ trợ nhiều tổ chức tại Việt Nam chuyển đổi thành công sang mô hình kinh tế xanh, các giải pháp ESG tùy chỉnh của ABeam Consulting có thể giúp các doanh nghiệp Việt Nam rút ngắn quá trình chuyển đổi xanh, hướng tới tương lai bền vững.