Xu hướng thị trường sắp tới sẽ tiếp tục đi lên
Trong chương trình "Gõ cửa tháng mới" diễn ra chiều ngày 13/6, các chuyên gia đến từ SSI Research đã có những nhận định về xu hướng thị trường chứng khoán trong giai đoạn tới và dự báo cho hai ngành vận tải và hàng không.
Theo đó, bà Hoàng Việt Phương – Giám đốc SSI Research cho biết từ năm 2021 đến nay, thị trường đã vượt mốc 1.300 điểm 6 lần. Ở 5 lần trước đó, VN-Index nỗ lực vượt mốc 1.300 điểm sau đó đều có nhịp pullback (nhịp hồi) rất mạnh.
Ông Nguyễn Quốc Bảo - Chuyên viên cao cấp Chiến lược đầu tư SSI Research cho biết ở lần tăng này thị trường có nhiều điểm tích cực, trong tháng 5 vừa qua có 132.010 tài khoản mở mới cho thấy ngày càng có nhiều nhà đầu tư quan tâm tới thị trường, kéo theo một lượng tiền đổ vào thị trường. Bên cạnh đó, thị trường đã có khoảng thời gian tích luỹ từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 6.
"Thị trường vẫn đang có tín hiệu rất tích cực. Dư địa tăng trưởng ngành vận tải biển và hàng không vẫn còn nhiều, đây là những cổ phiếu đang trên đà tăng. Ngoài ra, nhiều cổ phiếu khác đang nằm ở nền giá thấp. Thị trường vượt mốc tâm lý 1.300 điểm giúp các nhà đầu tư thận trọng giải ngân", chuyên gia SSI chia sẻ.
Từ đó, ông Quốc Bảo dự báo xu hướng thị trường sắp tới tiếp tục đi lên, tuy nhiên sẽ có những nhịp rung lắc. Theo báo cáo chiến lược tháng, SSI dự báo xu hướng thị trường có thể tăng tới 1.330 – 1.340 điểm, tuy nhiên sẽ không đi lên một cách bằng phẳng mà gồ ghề, rung lắc.
Bên cạnh đó, bà Việt Phương nhận định thêm rằng mức tăng điểm của thị trường vừa qua là không quá nhiều, nhưng đối với từng nhóm ngành, nhóm cổ phiếu sẽ có mức tăng khá tốt. Do đó, vấn đề ở giai đoạn hiện tại là lựa chọn đúng cổ phiếu.
Đồng ý với quan điểm này, ông Quốc Bảo cho biết đã có rất nhiều cổ phiếu tăng rất tốt, nhà đầu tư nên tập trung vào việc lựa chọn cổ phiếu hơn là lo lắng về chỉ số VN-Index ở hiện tại.
Ngành hàng không Việt Nam sẽ phục hồi hoàn toàn vào cuối năm 2024
Nhận định tiềm năng ngành hàng không, ông Nguyễn Hoàng Giang - Trưởng phòng Phân tích cổ phiếu SSI Research cho biết trong khoảng 5 năm trước dịch bệnh, tăng trưởng ngành hàng không Việt Nam đạt khoảng 15% mỗi năm về sản lượng hành khách thông qua các hãng hàng không. Hiện một số phân khúc khách hàng đã vượt mức trước dịch, riêng khách du lịch từ Trung Quốc mới đạt 80% so với mức trước dịch.
SSI dự báo ngành hàng không sẽ phục hồi hoàn toàn ở cuối năm nay. Từ năm 2025, Việt Nam vẫn sẽ nhận được sự quan tâm từ các phân khúc khách hàng châu Á và châu Âu. Bên cạnh đó, khách nội địa sẽ ngày càng quan tâm tới du lịch và sẵn sàng chi tiêu hơn.
Ngoài ra, Việt Nam đang trong giai đoạn dân số vàng, tốc độ tăng trưởng lượng khách sẽ gấp đôi tăng trưởng thu nhập. Với nhận định kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng 6 – 6,5% trong 5 năm tới, tốc độ tăng trưởng trung bình ngành hàng không sẽ đạt khoảng 12 – 13% mỗi năm.
Về chiến lược đầu tư cho nhóm cổ phiếu này, bà Việt Phương cho biết các cổ phiếu hàng không đã có mức tăng khá mạnh. Với việc mua mới cổ phiếu ở thời điểm hiện tại khi sóng ngành hay các thông tin ngành đang rất tích cực có thể vẫn phù hợp với các giao dịch ngắn hạn, do hiện tại có thể coi là giai đoạn đầu của tăng giá khi sự hồi phục của ngành chưa thể hiện một cách thuyết phục vào các con số.
Với nhà đầu tư dài hạn, cần tìm điểm mua tối ưu hơn cũng như tránh các rủi ro bất định trong tương lai dài hạn hơn, thị trường vẫn còn nhiều cơ hội để quan sát và lựa chọn điểm mua tốt. Do điểm tích cực của ngành không dừng lại trong tháng 6 mà sẽ kéo dài đến hết năm nay, thậm chí năm 2025 vẫn sẽ là một năm tích cực đối với ngành hàng không.
Giá cước vận tải có thể tiếp tục duy trì ở mức cao đến cuối năm
Về vấn đề đứt gãy chuỗi cung ứng tàu container khiến giá cước vận tải biển tăng cao, ông Hoàng Giang cho biết nhìn lại bài học từ đợt COVID-19, việc phục hồi chuỗi cung ứng bị đứt gãy không thể hoàn thành ngay lập tức mà cần rất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, tháng 6 là tháng cao điểm xuất hàng.
Do đó, các hãng tàu phải đợi đến tháng 11, 12 mới có dư tàu để sắp xếp lại chuỗi cung ứng. Từ đó, SSI không kỳ vọng ngành có thể giải quyết được tình trạng tắc nghẽn này trong thời gian sắp tới.
"Nhìn rộng ra, nguyên nhân gây đứt gãy đến từ hai vấn đề là căng thẳng địa chính trị và biến đổi khí hậu. Về dài hạn, SSI cho rằng các căng thẳng địa chính trị này vẫn ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng trên toàn thế giới và khiến giá cước cao hơn.
Hiện