VN-Index ghi nhận một tuần rung lắc với biên độ rộng quanh khu vực 1.120 – 1.140. Sự phục hồi diễn ra tốt ở những phiên đầu tuần nhưng liên tục gặp áp lực bán ngay khi tiếp cận lại vùng kháng cự mạnh và bất ngờ đảo chiều lấy lại sắc xanh vào phiên cuối tuần để tiếp tục duy trì nhịp tăng điểm.
Về diễn biến cụ thể, sau khi chịu áp lực điều chỉnh vào hai phiên cuối tuần trước, VN-Index phục hồi ngay sau đó để tiệm cận lại khu vực đỉnh 1.140. Kết tuần, VN-Index đóng cửa tại mốc 1.138,07 điểm, tăng 17,89 điểm, tương đương với 1,6% so với tuần trước.
Theo thống kê, sự phân hóa vẫn hiện hữu khá rõ ràng trong tuần giao dịch vừa qua khi lực cầu chỉ tìm đến một vài nhóm cổ phiếu nhất định có thể kể đến như hóa chất, dầu khí với mức tăng lần lượt là 5,95% và 3,13%.
Kịch bản dòng tiền tại kênh khớp lệnh của các nhóm nhà đầu tư không có sự thay đổi so với tuần trước khi cá nhân trong nước và tự doanh tiếp tục là hai bên mua ròng, trong khi khối ngoại và tổ chức nội ở phía bán ròng.
NĐT cá nhân đẩy mạnh mua ròng hơn 1.770 tỷ đồng, dòng tiền tập trung ở nhóm ngân hàng
Theo thống kê của FiinTrade, giao dịch mua ròng của NĐT cá nhân chiếm ưu thế khi diễn ra tại 11/18 nhóm ngành. Cổ phiếu ngân hàng được mua ròng 298 tỷ đồng, là giá trị lớn nhất trong tuần.
Theo sau, dòng tiền cá nhân cũng mua ròng các đại diện thuộc nhóm bất động sản (270 tỷ đồng), thực phẩm & đồ uống (198 tỷ đồng), điện, nước & xăng dầu khí đốt (154 tỷ đồng).
Giao dịch bên bán tập trung ở nhóm tài nguyên cơ bản với quy mô 570 tỷ đồng. Áp lực bán đến từ NĐT cá nhân cũng được chứng kiến ở nhóm hàng & dịch vụ công nghiệp, hóa chất, xây dựng & vật liệu, với giá trị 176 – 226 tỷ đồng.
Thống kê giao dịch theo từng cổ phiếu, mã VNM của Vinamlik ghi nhận giá trị giao dịch ròng trên 411 tỷ đồng. Giao dịch của NĐT cá nhân gần như đối ứng với lực xả của tổ chức trong nước và khối ngoại.
Lực mua các cá nhân cũng tìm đến PNJ của Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận với giá trị 192 tỷ đồng. Dòng tiền các cá nhân trong nước cũng tìm đến nhiều cổ phiếu lớn như STB (182 tỷ đồng), PLX (91 tỷ đồng), NVL (86 tỷ đồng) VIC (77 tỷ đồng), TCB (72 tỷ đồng), HDB (64 tỷ đồng).
Tại chiều bán ròng, giao dịch tập trung mạnh nhất tiếp tục ở HPG với 497 tỷ đồng. Đây cũng là mã bị rút ròng mạnh nhất trong ba tuần trước đó.
Kế tiếp, cá nhân trong nước cũng bán ròng các cổ phiếu như KBC (129 tỷ đồng), GEX (215 tỷ đồng), VHC (138 tỷ đồng), SSI (110 tỷ đồng), VGC (108 tỷ đồng). Cùng chiều, các cá nhân rút ròng dưới 100 tỷ đồng các mã VCB, DBC, HSG, VCG, VIB.
Tổ chức nội đẩy mạnh bán ròng hơn 980 tỷ đồng, tâm điểm VNM
Giao dịch trái chiều với nhóm cá nhân trong nước, tổ chức nội bán ròng 981 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 433 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnhổ chức trong nước bán ròng 13/18 ngành, giá trị lớn nhất là thực phẩm & đồ uống với 296 tỷ đồng, theo sau là nhóm cổ phiếu ngân hàng (291 tỷ đồng), bất động sản (194 tỷ đồng), điện, nước & xăng dầu khí đốt (109 tỷ đồng), công nghệ thông tin (55 tỷ đồng),
Trong khi đó, dòng tiền của tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu tài nguyên cơ bản với quy mô vào ròng là 217 tỷ đồng, kế đó là xây dựng & vật liệu (183 tỷ đồng), hóa chất (139 tỷ đồng), dịch vụ tài chính (72 tỷ đồng), …
Giao dịch tại chiều mua của tổ chức trong nước tập trung ở cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát. Mã này ghi nhận giá trị vào ròng mạnh nhất với 170 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tổ chức nội cũng mua ròng 110 tỷ đồng mã VGC.
Cùng chiều, dòng tiền nhóm này cũng thực hiện gom ròng chứng chỉ quỹ E1VFVN30 (83 tỷ đồng), FUEVFVND (61 tỷ đồng), …
Ở phía đối diện, cổ phiếu VNM của Novaland bị xả ròng mạnh nhất với quy mô 333 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cổ phiếu VND và TCB của cũng bị bán ròng lần lượt 89 tỷ đồng và 78 tỷ đồng. Danh mục top 5 rút ròng cũng có sự góp mặt của VRE (78 tỷ đồng), CTG (74 tỷ đồng).