Kỹ năng sống

Nam sinh đỗ đại học điểm cao nhưng không được nhận, 7 năm sau ngỡ ngàng nghe tin: "Anh đã tốt nghiệp trường này”

Vụ việc chấn động xảy ra từ năm 2009, nhưng đến nay vẫn khiến cộng đồng mạng Trung Quốc phải bàn tán vì sự phi lý của nó.

Năm 2009, Vương Tuấn Lượng đến một ngân hàng tại Quảng Châu, Trung Quốc để mở thẻ tín dụng. Tuy nhiên, ngân hàng cho biết trên hệ thống đã có một thẻ tín dụng đứng tên anh. Vương Tuấn Lượng vô cùng ngỡ ngàng khi đây là lần đầu tiên anh mở thẻ. Cho rằng ngân hàng nhầm lẫn, Vương Tuấn Lượng bắt đầu tìm hiểu và dẫn đến một phát hiện càng gây chấn động hơn nữa: Anh đã bị người khác “mượn” danh tính suốt 7 năm trời mà hay biết gì.

Được biết, năm 2002, Vương Tuấn Lượng thi đại học được 506 điểm, một số điểm khá cao và đỗ vào Đại học Trường Giang (Yangtze University) ở tỉnh Hồ Bắc. Tuy nhiên, sau đó chờ mãi mà vẫn không nhận được giấy báo nhập học của trường, anh đành phải ôn thi lại 1 năm và đỗ vào một trường có xếp hạng thấp hơn là Học viện dân tộc Hồ Bắc.

Sau khi phát hiện việc tên mình đã bị người khác sử dụng để mở thẻ tín dụng, Vương Tuấn Lượng bắt đầu nhớ ra trước đây có một lần anh đi làm giấy tờ cũng được báo là thông tin bị trùng khớp. Tuy nhiên, sau đó sự việc đã được giải quyết nên anh không thắc mắc quá và tìm hiểu thêm nữa. Nhưng giờ đây, cơ quan chức năng phát hiện danh tính của Vương Tuấn Lượng không chỉ bị người khác sử dụng để mở thẻ ngân hàng mà còn để đi học đại học, cùng nhiều hoạt động khác.

Nam sinh đỗ đại học điểm cao nhưng không được nhận, 7 năm sau ngỡ ngàng nghe tin: "Anh đã tốt nghiệp trường này”- Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Hóa ra, năm 2002 anh đã thực sự đỗ vào Đại học Trường Giang và ban tuyển sinh trường cũng đã gửi giấy báo đỗ. Thậm chí, trong danh sách tốt nghiệp của nhà trường cũng có tên Vương Tuấn Lượng. Nhưng cuối cùng tấm giấy báo đó đã đi đâu? Phía cảnh sát cho biết, thầy giáo họ Đặng - giáo viên chủ nhiệm lớp cấp 3 trước đây của Vương Tuấn Lượng là người có liên quan trực tiếp đến sự việc này.

Năm đó, khi nhận được giấy báo đỗ đại học của Vương Tuấn Lượng gửi về trường, thầy giáo Đặng đã không giao cho Vương Tuấn Lượng, mà đưa cho phụ huynh của một học sinh khác kém Vương Tuấn Lượng 1 lớp. Gia đình này muốn con mình được đi học đại học sớm hơn và được học tại trường tốt, vì thế đã kết hợp với thầy Đặng để giả mạo danh tính của Vương Tuấn Lượng.

Vương Tuấn Lượng kể lại, năm ấy, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên việc học để ôn thi lại của anh cũng không hề suôn sẻ. Đến kỳ thi đại học năm 2003, dù chỉ đỗ vào Học viện dân tộc Hồ Bắc và tiếc nuối kết quả của năm thi đầu đầu tiên, nhưng anh vẫn trân trọng cơ hội được đến giảng đường này.

Vì từ nhỏ đã là người chăm học, việc chậm trễ một năm không khiến anh vơi đi tinh thần nỗ lực trong học tập. Tuy nhiên, sự dối trá của người khác vẫn khiến anh lỡ mất cơ hội bước vào một trường đại học lớn như Đại học Trường Giang.

Nam sinh đỗ đại học điểm cao nhưng không được nhận, 7 năm sau ngỡ ngàng nghe tin: "Anh đã tốt nghiệp trường này”- Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

Sau khi tốt nghiệp đại học loại xuất sắc, Vương Tuấn Lượng đi làm tại một công ty trong ngành thực phẩm ở Tương Tây, Hồ Nam. Đến năm 2009, thời điểm hát hiện vụ việc, Vương Tuấn Lượng đang học nghiên cứu sinh tại Đại học Nông nghiệp Hoa Nam ở thành phố Quảng Châu. Anh không thể ngờ được rằng, trong suốt 7 năm cố gắng học tập để tìm cơ hội tốt hơn trong cuộc sống, có người vẫn đang sử dụng danh tính của anh để có hành trình suôn sẻ hơn.

Khi sự thật được phơi bày, dư luận vô cùng bức xúc vì hành động ích kỷ của một gia đình, cộng với sự tiếp tay của một thầy giáo đã làm gián đoạn tương lai của người luôn nỗ lực trong việc học như Vương Tuấn Lượng. Rất nhiều người lên tiếng yêu cầu gia đình người giả mạo phải xin lỗi và bồi thường thỏa đáng cho anh.

Tuy nhiên, Vương Tuấn Lượng lúc này đang bận rộn với việc học nghiên cứu sinh, anh cho biết mình không muốn kéo dài sự việc thêm nữa, chỉ mong sớm được người giả mạo kia trả lại danh tính, để anh không còn gặp những rắc rối khác trong tương lai. Phía gia đình giả mạo sau đó đã liên hệ với Vương Tuấn Lượng để thực hiện việc hòa giải và bồi thường. Nhưng đến nay, câu chuyện “mượn” danh tính vẫn luôn khiến dư luận Trung Quốc bức xúc mỗi khi nhắc đến.

(Theo CCTV)

Cùng chuyên mục

Đọc thêm