Kỹ năng sống

Năm học 2026-2027, Hà Nội dự kiến tuyển sinh đầu cấp theo tiêu chí ‘học gần nhà’

Tóm tắt:
  • Sở GD-ĐT Hà Nội dự kiến triển khai hệ thống thông tin địa lý từ năm học 2026-2027.
  • Học sinh sẽ được vào học trường gần nhà thay vì phân tuyến theo phường.
  • Hệ thống sẽ tính toán khoảng cách từ nhà đến trường, thuận lợi cho phụ huynh và học sinh.
  • Năm học 2025-2026, số lượng trường học và điều kiện cơ sở vật chất sẽ được cải thiện.
  • Tuyển sinh các lớp đầu cấp sẽ áp dụng chuyển đổi số và tuyển sinh trực tuyến để giảm áp lực cho phụ huynh.

Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, Sở đang nghiên cứu triển khai hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - bản đồ số GIS), dự kiến áp dụng cho năm học 2026-2027. Việc này sẽ giúp tính toán được khoảng cách từ nhà đến trường, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho học sinh, phụ huynh trong việc đi lại. Khi đó, học sinh sẽ được phân tuyến tuyển sinh theo hệ thống định vị của bản đồ số. 

“Qua hệ thống định vị, nơi ở thực tế của học sinh gần trường nào thì có thể vào học ở trường đó. Như vậy, học sinh sẽ được học trường gần nhà thay vì phân tuyến tuyển sinh theo phường như hiện nay. Việc này sẽ giúp giảm tải cho các gia đình, học sinh và thầy cô giáo”, lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội nói.

Hà Nội dự kiến tuyển sinh đầu cấp theo bản đồ số từ năm học 2026-2027. Ảnh minh họa: Thanh Hùng

Hà Nội dự kiến tuyển sinh đầu cấp theo bản đồ số từ năm học 2026-2027. Ảnh minh họa: Thanh Hùng

Ông Cương cho hay, năm học 2025-2026 tới đây, số lượng trường học trên địa bàn TP Hà Nội đã xây dựng nhiều hơn, số lớp học và điều kiện cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học cũng tăng thêm.

Năm nay, qua rà soát có khoảng 64% học sinh lớp 9 được vào học các trường THPT công lập trên địa bàn, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là năm đầu tiên học sinh lớp 9 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Năm học này, Hà Nội có khoảng 127 nghìn học sinh dự xét công nhận tốt nghiệp THCS và đăng ký xét tuyển vào lớp 10. “Năm nay, theo quy định của Bộ GD-ĐT, cùng 1 thời điểm, các tỉnh/thành phải công bố điểm thi của thí sinh và điểm chuẩn của các trường THPT”, ông Cương nói.

Tuy nhiên, theo Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, về cơ bản, công tác tuyển sinh các lớp đầu cấp trên địa bàn năm nay không thay đổi so với năm trước. 

“Những năm trước, ở một số ít trường, còn hiện tượng phụ huynh xếp hàng trước cổng, ‘đặt gạch’ để đăng ký tuyển sinh cho con em. Do đó, ngành GD-ĐT Hà Nội đã chỉ đạo tất cả cơ sở trên địa bàn, kể cả trường công lẫn trường tư áp dụng chuyển đổi số trong giáo dục, tuyển sinh trực tuyến đối với tất cả các học sinh đầu cấp. Năm nay chúng tôi tiếp tục duy trì việc này để tăng cường vận động phụ huynh không nên tạo áp lực làm ảnh hưởng trong dư luận xã hội về nét đẹp học đường ở bối cảnh hiện nay”, ông Cương nói.

Đối với việc tuyển sinh vào các trường chất lượng cao hoặc trường có số lượng đăng ký vượt số chỉ tiêu, ông Cương cho biết, Sở đã có văn bản hướng dẫn các trường thực hiện phương thức xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT và có thể kết hợp sử dụng tiêu chí đánh giá học sinh bằng hình thức viết, hỏi đáp,...

Các tin khác

Skype chính thức ngừng hoạt động

Sau 22 năm có mặt trên thị trường, nền tảng giao tiếp Skype của Microsoft ngừng hoạt động từ 5/5 để chuyển sang Teams.

PepsiCo công bố danh sách các công ty lọt vào vòng chung kết "Greenhouse Accelerator 2025"

Trong tháng 04 năm 2025, PepsiCo vừa công bố danh sách 10 công ty khởi nghiệp lọt vào vòng chung kết Chương trình Greenhouse Accelerator mùa thứ ba tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Đây là một nước đi táo bạo nhằm đẩy nhanh sự đổi mới trong các lĩnh vực nông nghiệp bền vững, kinh tế tuần hoàn và biến đổi khí hậu.

Ngã ngưởng với "sữa cỏ": Quảng cáo rất bốc, chất lượng tù mù

Bằng những lời quảng cáo “nổ” về công dụng thần thánh như giúp trẻ tăng cân thần tốc, phát triển chiều cao sau 3-6 tháng… ma trận “sữa cỏ” đang âm thầm bủa vây người tiêu dùng Việt. Các loại sữa này thâm nhập sâu vào hệ thống đại lý và phủ khắp các kênh bán hàng online khiến người tiêu dùng rối bời.