Kinh doanh

Mỹ hoãn áp thuế 90 ngày, Việt Nam cần làm gì ngay?

Tóm tắt:
  • Chính quyền Mỹ tạm hoãn thuế để đàm phán là cơ hội nhưng cũng cảnh báo cho Việt Nam.
  • Việt Nam đề nghị giảm thuế nhập khẩu về 0% với hàng hóa Mỹ và mong muốn tương tự từ Mỹ.
  • Việt Nam cần chuẩn bị kỹ lưỡng để thuyết phục đối tác trong các cuộc đàm phán thương mại.
  • Để giảm thiểu rủi ro, Việt Nam cần đa dạng hóa thị trường và tăng cường giá trị nội địa hóa sản phẩm.
  • Chiến lược phát triển bền vững phải tập trung vào giá trị gia tăng chứ không chỉ dựa vào gia công xuất khẩu.

Cơ hội để thương lượng

Không bị cuốn vào cuộc chiến tranh thương mại, không đối đầu và không gây căng thẳng, Việt Nam đã đề nghị đưa mức thuế nhập khẩu về 0% với hàng nhập từ Mỹ và muốn nước này áp mức thuế tương tự với hàng hóa Việt Nam.

Chia sẻ với PV VietNamNet, TS Vũ Thành Tự Anh, Giảng viên cao cấp Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam, cho hay: Định hướng của chúng ta là đúng đắn! 

Theo ông, khi nền kinh tế của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài thì chúng ta phải đảm bảo môi trường thuận lợi nhất có thể. Trong đó, thuế nhập khẩu vào các thị trường lớn phải thấp nhất có thể, mà Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

TS Vũ Thành Tự Anh cho rằng, tạo môi trường ổn định, không xung đột là để thu hút đầu tư. Thời gian qua, phần lớn lượng đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam là nhờ có môi trường chính trị ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Việc Mỹ hoãn áp thuế trong vòng 90 ngày và có cơ hội để thương lượng là điều kiện rất tốt.

"Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu đây chỉ là bước khởi đầu, bởi có nhiều vấn đề trên bàn đàm phán mà chúng ta không lường hết được”, TS Vũ Thành Tự Anh nói.

TS Vũ Thành Tự Anh nhấn mạnh rằng, bên cạnh việc đàm phán, Việt Nam cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện và bằng chứng xác thực để thuyết phục đối tác. Đồng thời, cần chủ động vận động chính sách, đặc biệt là với những nhân vật có ảnh hưởng đến Tổng thống Trump.

det may 2 (53).jpg
Theo chuyên gia, Mỹ hoãn thuế đối ứng trong 90 ngày là thời gian để chúng ta chuẩn bị đầy đủ cho việc đàm phán. Ảnh: Nam Khánh

Trong khi đó, PGS.TS Phạm Thế Anh, Đại học Kinh tế Quốc dân bày tỏ quan điểm "mức thuế quan mà Mỹ đưa ra ban đầu 46% để đàm phán, chứ không phải để áp dụng".

Do đó, việc Mỹ hoãn thuế đối ứng 46% với Việt Nam và các nước trong thời gian 90 ngày là thời gian để chúng ta chuẩn bị đầy đủ cho việc đàm phán, phải lường trước các tình huống. Theo ông, dù hoãn mức thuế nhưng tất cả các nước đều chịu mức thuế tối thiểu 10%.

"Rất khó quay trở lại mức thuế quan như cũ", ông Phạm Thế Anh nhận định, "Dù kết quả đàm phán trong 90 ngày tới ra sao thì hoạt động thương mại quốc tế cũng thay đổi. Điều này đặt cho Việt Nam nhiều thách thức".

Tạm hoãn áp thuế để tiếp tục đàm phán là cơ hội, nhưng cũng là cảnh báo

PGS.TS Phạm Thế Anh phân tích, cuộc chơi thương mại toàn cầu đã thay đổi nên Việt Nam cần đa dạng hóa thị trường và sản phẩm để tránh phụ thuộc vào một thị trường lớn.

Ngoài việc đàm phán với Mỹ, Việt Nam cũng cần chủ động làm việc với các đối tác thương mại lớn khác liên quan đến vấn đề xuất xứ hàng hóa, nhằm thích ứng hiệu quả với những thay đổi chính sách từ chính quyền ông Trump.

Chiến lược sống còn trong giai đoạn tới là đa dạng hóa – cả về thị trường lẫn ngành hàng – và gia tăng giá trị đóng góp của Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Không chỉ tập trung vào các thị trường truyền thống như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…, Việt Nam cần mạnh dạn khai thác các thị trường tiềm năng như Trung Đông, Nam Mỹ, hay Châu Phi.

Song song với đó, cần tránh phụ thuộc quá mức vào một vài ngành hàng xuất khẩu chủ lực. Tăng trưởng kinh tế bền vững phải dựa trên giá trị gia tăng, chứ không chỉ dừng lại ở mô hình gia công. Bởi khi thị phần xuất khẩu càng lớn, Việt Nam sẽ càng đối mặt với nhiều rủi ro từ các biện pháp phòng vệ thương mại và chính sách thuế quan của các nước.

“Ngay cả khi chấp nhận quy mô xuất khẩu giảm, nhưng nếu giá trị gia tăng trong xuất khẩu tăng lên, tăng trưởng vẫn có thể đạt được. Khi đó, lợi ích mang lại cho nền kinh tế vẫn được đảm bảo, đồng thời giảm thiểu rủi ro từ các biện pháp thuế quan của các nền kinh tế lớn”, PGS.TS Phạm Thế Anh nhận định.

Theo PGS.TS Phạm Thế Anh, Chính phủ đang tiến hành rà soát từng ngành hàng, đánh giá lại tiềm năng và thế mạnh, nhằm xây dựng chiến lược phù hợp trong bối cảnh thương mại quốc tế có nhiều biến động. Đặc biệt, đối với khối đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), cần đặt ra các điều kiện nhất định về tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm khi hướng tới xuất khẩu.

“Việc chính quyền Mỹ tạm hoãn áp dụng thuế quan để tiếp tục đàm phán là cơ hội, nhưng cũng là cảnh báo. Một trong những điều kiện được dự báo sẽ liên quan đến tỷ lệ nội địa hóa và xuất xứ sản phẩm. Do đó, các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, cũng như chính sách vĩ mô của Chính phủ, cần hướng đến việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa nhằm giảm thiểu rủi ro từ các biện pháp phòng vệ thương mại”, ông Thế Anh đề xuất.

Trong khi đó, TS Vũ Thành Tự Anh lưu ý, bên cạnh việc đàm phán, chúng ta phải chuẩn bị các điều kiện, bằng chứng để thuyết phục đối tác. Đồng thời, cần vận động chính sách đối với những người có ảnh hưởng tới ông Trump.

Mỹ áp thuế, kịch bản nào để GDP tăng 8% năm nay?

Mỹ áp thuế, kịch bản nào để GDP tăng 8% năm nay?

Theo Bộ Tài chính, để đạt mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên thì 9 tháng cuối năm cần tăng khoảng 8,3%.
Bị Mỹ áp thuế 46%, doanh nghiệp Việt tức tốc tìm đối tác mới, sang cả Trung Đông

Bị Mỹ áp thuế 46%, doanh nghiệp Việt tức tốc tìm đối tác mới, sang cả Trung Đông

Ứng phó với việc Mỹ muốn áp thuế 46% hàng hoá Việt Nam, các doanh nghiệp trong nhóm ngành hàng quy mô 11 tỷ USD không ngồi im, đẩy mạnh đàm phán và toả đi khắp các thị trường tìm khách hàng mới.
Ông Trump hoãn áp thuế, 3h sáng khách Mỹ gọi gấp doanh nghiệp Việt

Ông Trump hoãn áp thuế, 3h sáng khách Mỹ gọi gấp doanh nghiệp Việt

'3h sáng nay, tôi nhận được điện thoại từ các đối tác Mỹ báo tin Tổng thống Donald Trump quyết định tạm hoãn thuế nhập khẩu đối ứng 90 ngày. Họ yêu cầu khôi phục đơn hàng đã ký và xuất đi bình thường', đại diện doanh nghiệp chia sẻ.

Các tin khác

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay và ngày mai (14-15/4), miền Bắc sẽ rét về đêm và sáng, trưa chiều nắng ấm. Từ 16/4, nền nhiệt tăng mạnh. Từ 18/4, miền Bắc bước vào đợt nắng nóng diện rộng, gay gắt đầu tiên của mùa hè năm nay. Tây Nguyên và Nam Bộ trong hai ngày 14-15/4 có mưa dông rải rác vào chiều tối.

Thông tin mới về gió mùa đông bắc

Sáng 13/4, không khí lạnh đã ảnh hưởng tới hầu hết Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một phần Trung Trung Bộ, vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10. Dự báo hôm nay sẽ là ngày rét nhất trong đợt gió mùa đông bắc này. Mưa lớn giảm dần ở Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Chủ quan với não mô cầu, thanh thiếu niên đối mặt với bệnh gây tử vong trong vòng 24 giờ hoặc di chứng trọn đời

Thanh thiếu niên thuộc nhóm nguy cơ cao nhiễm khuẩn não mô cầu, tuy nhiên còn chủ quan trong việc tiêm chủng, thích lui tới những nơi đông người và tụ tập bạn bè, sinh hoạt không điều độ. Đó là những lý do khiến thanh thiếu niên mắc “bệnh gây tử vong trong vòng 24 giờ” và đối mặt với nhiều di chứng trọn đời.

Tây Ban Nha có 44 dự án đầu tư tại TPHCM

Ngày 10/4, tại Hội trường Thống Nhất, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Văn Được đã tiếp Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez đang trong chuyến thăm và làm việc tại TPHCM. Hiện nay, Tây Ban Nha có 44 dự án đầu tư tại TPHCM với tổng số vốn đăng ký đạt hơn 16 triệu USD.

Tin xem nhiều