Tài chính

Muốn phát triển nông nghiệp bền vững, vốn tín dụng rất quan trọng

Số liệu này được bà Lê Nguyễn Thiên Nga, Viện trưởng Viện Quản trị Chính sách, Nghiên cứu trưởng chiến lược dữ liệu Quốc gia, đã đưa ra tại chuỗi Hội thảo "Chiến lược Dữ liệu Quốc gia".

Theo bà Nga, muốn phát triển và tạo các chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững, nguồn vốn tín dụng cũng như các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng là một trong những yếu tố có vai trò rất quan trọng, đặc biệt đối với lĩnh vực có tính chất mùa vụ và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như ngành nông nghiệp.

"Khi dòng vốn tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời sẽ góp phần gia tăng đầu tư cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật cũng như hệ thống phân phối, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, qua đó nâng cao giá trị nông sản Việt Nam", bà Nga nhấn mạnh.

Muốn phát triển nông nghiệp bền vững, vốn tín dụng rất quan trọng- Ảnh 1.

Bà Lê Nguyễn Thiên Nga, Viện trưởng Viện Quản trị Chính sách.

Tại hội thảo, các chuyên gia cũng cho rằng, trong Chiến lược phát triển nông nghiệp Việt Nam, thực tế, nhiều ngân hàng đã chủ động, tích cực đáp ứng vốn phát triển nông nghiệp, thiết kế rất nhiều sản phẩm đặc thù với cơ chế, chính sách linh hoạt dành cho khách hàng hoạt động trong lĩnh vực như nông nghiệp xanh, lâm nghiệp bền vững cũng như năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, quản lý nước bền vững, xử lý chất thải và chống ô nhiễm…

Các định chế tài chính lớn như Ngân hàng Thế giới (WB), IFC… hay các ngân hàng trong nước như VietinBank,… đã xây dựng các bộ tiêu chuẩn về môi trường xã hội cho các dự án và đối tác vay vốn. Tuy vậy, cùng với việc thúc đẩy dòng vốn tín dụng xanh chảy vào lĩnh vực nông nghiệp xanh, lâm nghiệp bền vững và các ngành xanh khác, công tác quản lý môi trường trong hệ thống ngân hàng đặt ra nhiều thách thức. Khi kiểm soát chất lượng danh mục các khoản vay hợp lý, sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu một cách tối đa tổn thất có thể xảy ra đồng thời gia tăng giá trị sinh lời cũng như uy tín cho ngân hàng.

Tuy nhiên, để kiểm soát chất lượng danh mục cho vay, ngân hàng phải có trách nhiệm tích cực và chủ động quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong điều hành hoạt động nội bộ, đồng thời chủ động tìm kiếm và khai thác những sản phẩm và cơ hội kinh doanh thân thiện với môi trường.

Cũng tại hội thảo, ông Phạm Tiến Dũng, Phó thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam nhấn mạnh, tiến trình chuyển đổi số, dữ liệu đã và đang trở thành một nguồn tài nguyên mới, là yếu tố quan trọng mang tính quyết định. Đối với ngành ngân hàng, thông qua ứng dụng công nghệ thông tin, dữ liệu giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, thống kê, phân tích, dự báo phục vụ chỉ đạo, điều hành, hoạch định chiến lược của Ngân hàng Nhà nước.

Điều này cũng giúp ngân hàng thương mại không chỉ xác thực, định danh khách hàng mà còn giúp phân tích, nắm bắt hành vi và xu hướng tiêu dùng, từ đó đưa ra quyết định trong phát triển, cung ứng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Liên quan đến tín dụng xanh, ông Dũng nói, với mục đích hướng tới các dự án tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo và công nghệ sạch, các sản phẩm tín dụng xanh góp phần đem lại những lợi ích to lớn về phát triển nền kinh tế hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh, bền vững. Đó là lý do mà ông Dũng cho rằng, việc phát triển dòng tín dụng xanh là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm