Kỹ năng sống

“Mua sắm chậm” là gì mà được coi là giải pháp cho tình trạng bội chi?

Mua sắm chậm là một cách mới để xem xét chiến lược mua hàng của bạn. Thay vì vội vàng mua một món hàng ngay khi có nhu cầu, việc mua sắm chậm lại khuyến khích một nhịp độ mua sắm hoàn toàn khác. Với việc mua sắm chậm, mục tiêu là trải nghiệm mua sắm có chủ đích hơn và chỉ kết thúc bằng những mặt hàng mà bạn thực sự muốn đưa chúng vào nhà. Tò mò về việc mua sắm chậm có thể có ý nghĩa như thế nào đối với bạn? Hãy tìm hiểu sâu hơn.

Mua sắm chậm là gì?

“Mua sắm chậm” là gì mà được coi là giải pháp cho tình trạng bội chi? - Ảnh 1.

Hình minh họa.

Hiểu cơ bản nhất, mua sắm chậm chính xác là cách mua sắm chậm rãi. Khái niệm này liên quan đến việc từ từ có được những gì bạn cần thay vì lao ra ngoài để mua một cách bốc đồng. Với cách tiếp cận mua sắm cực kỳ có chủ đích này, có rất nhiều lợi ích. Đầu tiên, việc lựa chọn mua hàng của bạn rất cẩn thận dẫn đến ít khả năng bị bội chi hơn.

Khi bạn suy nghĩ cẩn thận về việc mua hàng của mình, bạn cũng dành thời gian để cân nhắc ngân sách. Trong hầu hết các trường hợp, việc tạm dừng này cho phép bạn tránh bị bội chi. Ngoài việc bảo vệ ví tiền, mua sắm chậm còn bảo vệ hành tinh của chúng ta. Giảm tiêu thụ hàng hóa có nghĩa là thói quen chi tiêu của bạn không dẫn đến việc tạo ra nhiều mặt hàng hơn trên thế giới.

Thêm vào đó, việc mua sắm ít thứ hơn có nghĩa là ngôi nhà của bạn đương nhiên sẽ tránh được sự lộn xộn khi mua sắm thiếu chủ ý. Khi bạn đang suy nghĩ kỹ từng lần mua hàng, ít mặt hàng vào được nhà của bạn.

Tại sao mua sắm chậm lại có lợi?

“Mua sắm chậm” là gì mà được coi là giải pháp cho tình trạng bội chi? - Ảnh 2.

Hình minh họa.

Cuối cùng, mua sắm chậm khiến bạn tập trung vào chất lượng của mặt hàng hơn là số lượng. Khi bạn chỉ mua những thứ thực sự cần, bạn sẽ thấy chi tiêu của mình giảm một cách tự nhiên. Với việc chi tiêu ít hơn, ngân sách sẽ linh hoạt. Bạn có thể sử dụng số tiền đó để mua các mặt hàng chất lượng cao mà bạn cần và tiết kiệm phần còn lại cho các mục tiêu tài chính khác.

Lý do cuối cùng để yêu thích mua sắm chậm là nó làm cho trải nghiệm mua sắm trở nên thú vị hơn. Nếu bạn cảm thấy áp lực phải mua một món đồ "nhất định phải có" trong một chuyến đi mua sắm, bạn sẽ nhanh chóng trở nên căng thẳng. Nhưng nếu bạn chỉ đơn giản là đang đợi món đồ phù hợp xuất hiện, điều đó có thể khiến việc mua sắm trở nên thú vị hơn một chút.

Cách bắt đầu mua sắm chậm

Bạn có muốn thử mua sắm chậm không? Dưới đây là một số cách thiết thực để giúp bạn áp dụng thói quen mới này.

- Tạo danh sách mua sắm

“Mua sắm chậm” là gì mà được coi là giải pháp cho tình trạng bội chi? - Ảnh 3.

Hình minh họa.

Không cần biết bạn đang mua sắm cho ngôi nhà hay tủ quần áo của mình, bạn có thể nghĩ ra một vài thứ mà bạn muốn thêm vào. Ví dụ, bạn muốn thêm một đôi giày bệt thoải mái và một chiếc quần jean mới. Thay vì chạy ra ngoài để mua, hãy cân nhắc tạo một danh sách mua sắm và giữ nó trên điện thoại. Nếu sau 1 thời gian, bạn vẫn thấy mình cần phải mua nó, hãy thực hiện.

- Tìm kiếm các giao dịch có hời

Khi bạn tạo một danh sách những món đồ muốn mua, hãy chú ý đến các giao dịch. Ví dụ, bạn có thể quyết định mình cần một chiếc ghế dài mới. Thay vì đến thẳng cửa hàng, bạn có thể thực hành cách mua sắm chậm rãi và chọn cách chờ đợi một đợt bán đồ nội thất lớn được giảm giá. Và đôi khi những thứ trái mùa còn có giá rẻ hơn.

- Mua sắm trở thành một cuộc phiêu lưu một mình

Khi đi mua sắm với đám đông, bạn rất dễ bị cuốn vào trải nghiệm thú vị. Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy áp lực khi chi tiêu cho những món đồ không thực sự cần. Nếu bạn cảm thấy áp lực mỗi khi mua sắm với một nhóm bạn, hãy chuyển sang mua sắm một mình. Khi đi 1 mình, bạn sẽ không cảm thấy áp lực mua hàng như trước.

- Tìm sự phù hợp phù hợp với bạn

“Mua sắm chậm” là gì mà được coi là giải pháp cho tình trạng bội chi? - Ảnh 4.

Hình minh họa.

Tất cả chúng ta đều rơi vào tình huống khó xử khi một món đồ trông tuyệt vời trên giá treo lại không hoàn toàn phù hợp với mình. Nhưng thay vì cố gắng làm cho một món đồ phù hợp với bạn, chỉ nên mua những món đồ phù hợp với cơ thể và sở thích mà thôi. Hãy tự hỏi bản thân xem bạn có thực sự yêu thích nó hay không trước khi mang nó về nhà.

- Hãy nghĩ chất lượng hơn số lượng

Một sản phẩm chất lượng có thể sử dụng được rất lâu. Khi bạn mua sắm, hãy xem xét chất lượng của sản phẩm. Bạn có thể mua các sản phẩm chất lượng thấp. Nhưng hãy thực tế về việc sử dụng mà bạn có thể nhận được từ chúng. Trong hầu hết các trường hợp, tốt hơn là bạn nên chọn một sản phẩm có chất lượng cao.

- Cân nhắc số lần bạn sẽ sử dụng một món đồ

Khi mua một sản phẩm, hãy cân nhắc xem bạn muốn sử dụng loại nào. Nếu bạn đang mua một chiếc ví, thì bạn có thể đeo nó hàng ngày trong nhiều năm hay không. Vì nếu bạn mua một chiếc váy cho một dịp đặc biệt, có thể không định mặc nó nhiều lần.

Đối với các sản phẩm mà bạn dự định sử dụng lâu dài thì, việc tìm kiếm một mặt hàng chất lượng cao là rất quan trọng. Nếu không, bạn sẽ liên tục phải thay thế. Nhưng đối với những món đồ mà bạn không có kế hoạch sử dụng thường xuyên, bạn không nhất thiết phải mua đồ chất lượng cao.

“Mua sắm chậm” là gì mà được coi là giải pháp cho tình trạng bội chi? - Ảnh 5.

Hình minh họa.

- Quay lại sau

Khi bạn tìm thấy một mặt hàng không có trong danh sách mua sắm của mình, hãy cân nhắc dành một khoảng thời gian trước khi mua. Thông thường, quy tắc 24 giờ là đủ để loại bỏ bất kỳ hành vi mua sắm bốc đồng nào đối với những mặt hàng bạn thực sự không cần. Lần tới khi bạn muốn mua hàng ngoài kế hoạch, hãy chờ ít nhất 24 giờ. Nếu bạn vẫn muốn mua món đồ đó, thì hãy tiếp tục. Còn không, hãy xóa nó ra khỏi giỏ hàng.

Mua sắm chậm có thể giúp bạn hạn chế thói quen tiêu dùng. Sự thay đổi sẽ được phản ánh bằng số tiền bạn tiết kiệm được. Mua ít giúp hạn chế sự lộn xộn trong nhà và ngân sách của bạn bớt hao hụt.

Theo clevergirlfinance


Cùng chuyên mục

Đọc thêm