Tài chính

Một ứng dụng được Meta hậu thuẫn đang đánh bại từ Amazon đến Walmart

Meesho, dịch vụ thương mại điện tử mới nổi đang dành được rất nhiều sự quan tâm tại Ấn Độ, hơn cả Amazon, WMT hay Flipkart của Walmart. Điều này vô hình chung đặt ra thách thức đối với những gã khổng lồ bán lẻ Mỹ, vốn đã kiếm được hàng tỷ USD khi khai thác thị trường kỹ thuật số.

Meesho có trụ sở tại Bengaluru, hiện đang dẫn đầu lĩnh vực thương mại điện tử, cho phép người dùng bán hàng bằng cách chia sẻ sản phẩm với bạn bè thông qua dịch vụ nhắn tin WhatsApp, Facebook và Instagram. Meta là nhà đầu tư của Meesho, song không tiết lộ cổ phần, theo WSJ.

Được biết, Meesho là ứng dụng mua sắm được tải xuống nhiều nhất trên thế giới trong nửa đầu năm nay, theo công ty phân tích ứng dụng Apptopia, nhờ sự tiện lợi, phong phú và giá cả phải chăng. Khoảng 127 triệu người dùng đã tải xuống ứng dụng này, so với 81 triệu lượt tải xuống của Amazon và 50 triệu lượt của Flipkart trong thời gian tương đương. Theo Dhiresh Bansal, giám đốc Tài chính Meesho, Amazon và Flipkart chủ yếu chuyên các mặt hàng đắt đỏ như điện thoại thông minh hoặc tivi, khác hẳn với Meesho.

Theo ông Bansal, mục tiêu của Meesho là trở thành công ty dẫn đầu mảng thương mại trực tuyến chuyên các mặt hàng đơn giản giá rẻ, chẳng hạn như quần áo và đồ gia dụng. Chúng thường được bán tại các cơ sở bán lẻ không có tổ chức và chiếm tới 85% thị phần mua sắm tại Ấn Độ. Chính vì vậy, startup ra đời nhằm phục vụ bộ phận người tiêu dùng vốn đã quen với việc mua sắm tại các cửa hàng bình dân và hiện đang chuyển sang sử dụng Internet.

download-2-.jpeg

Meesho, dịch vụ thương mại điện tử mới nổi đang dành được rất nhiều sự quan tâm tại Ấn Độ, hơn cả Amazon, WMT hay Flipkart của Walmart.

Meesho được thành lập vào năm 2015, đồng thời huy động được 1,1 tỷ USD từ các nhà đầu tư, bao gồm Meta, SoftBank, Sequoia Capital India và đồng sáng lập Facebook Eduardo Saverin, quỹ đầu tư mạo hiểm B Capital Group. Theo WSJ, Meesho hiện chưa có lợi nhuận, song đến một lúc nào đó sẽ hướng tới việc niêm yết công khai. Nó được định giá khoảng 5 tỷ USD.

Tuy nhiên, nếu xét về mặt doanh thu, Meesho đang có phần kém cạnh hơn so với Amazon và Walmart - hai gã khổng lồ đã bơm hơn 22 tỷ USD vào Ấn Độ kể từ năm 2014. Mỗi công ty đạt khoảng 20 tỷ USD doanh số bán hàng trực tuyến mỗi năm.

Bản chất các công ty Mỹ khi bước chân vào thị trường Ấn Độ là để khai thác tiềm năng mua sắm của hàng trăm triệu người tiêu dùng Nam Á, ngay cả khi tốc độ tăng trưởng mua sắm trực tuyến tại Ấn Độ có phần chậm hơn các thị trường khác. Hiện thương mại điện tử chỉ chiếm 5% doanh số bán lẻ tại Ấn Độ, thấp hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu là 14%, theo AllianceBernstein.

Tuy nhiên, thị trường thương mại điện tử Ấn Độ vẫn được dự báo sẽ tăng gần gấp đôi lên 133 tỷ USD vào năm 2025 từ mức 72 tỷ USD trong năm nay. Động lực được thúc đẩy một phần bởi người tiêu dùng ở các thị trấn và làng mạc nhỏ.

Mansi Khajuria, một sinh viên đại học đang sống ở bang Uttar Pradesh, miền bắc Ấn Độ, là khách hàng thân thiết của Meesho. Các mặt hàng áo sơ mi giá rẻ chỉ 99 rupee đã thuyết phục được cô gái này.

“Meesho chẳng khác gì Zara của tôi,” Khajuria nói và đề cập đến một số hãng bán lẻ thuộc sở hữu của Inditex mà cô không đủ khả năng chi trả.

download-1-.jpeg

Meesho có trụ sở tại Bengaluru, hiện đang dẫn đầu lĩnh vực thương mại điện tử.

Theo WSJ, người dùng Meesho có thể đặt mua sản phẩm và thanh toán bằng tiền mặt khi đến cửa hàng. Mọi chi phí vận chuyển đều miễn phí và không có kích thước đơn hàng tối thiểu.

Meesho tạo doanh thu phần lớn nhờ quảng cáo, cộng với việc người bán trả thêm phí để các mặt hàng của mình được hiển thị nổi bật trên ứng dụng, tương tự như cách Alibaba của Trung Quốc áp dụng với dịch vụ mua sắm Taobao phổ biến.

Tháng trước, ứng dụng của Meesho đã được người dùng Ấn Độ mở hơn 1,4 tỷ lần, so với khoảng 875 triệu cho ứng dụng Flipkart và 570 triệu cho Amazon, theo Apptopia.

Trước đó, Amazon đã đầu tư 6,5 tỷ USD vào thị trường Ấn Độ vào năm 2013. Tập đoàn này hồi tháng 4 đã tham gia vào thị trường thương mại xã hội và mua lại một công ty khởi nghiệp có tên GlowRoad. Số tiền cụ thể chưa được tiết lộ.

Theo: WSJ

Các tin khác

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Cha mẹ chở theo 2 con trên xe máy có bị phạt?

Luật giao thông đường bộ quy định người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người trên xe, trừ một số trường hợp đặc biệt.

Con đường trở thành tỷ phú của ông chủ NetEase: Là người giàu nhất Trung Quốc ở tuổi 32 nhờ trò chơi điện tử

William Lei Ding là nhà sáng lập đồng thời là Giám đốc điều hành của NetEase, một trong những công ty kinh doanh về lĩnh vực game online lớn nhất thế giới. Nhờ vào trò chơi điện tử, Lei Ding đã trở thành người giàu nhất Trung Quốc vào năm 2003 khi mới chỉ 32 tuổi.