Kinh doanh

Một thập kỷ biến động dữ dội, giá vàng tăng gần 85 triệu đồng mỗi lượng

Tóm tắt:
  • Giá vàng miếng đã tăng khoảng 85 triệu đồng mỗi lượng trong một thập kỷ, từ 33,3 triệu lên 118 triệu đồng.
  • Anh Nguyễn Thành Chung đã bán 31 lượng vàng với giá 115,5 triệu đồng/lượng để mua nhà sau khi kế hoạch bị hoãn do Covid-19.
  • Chị Bùi Thị Thu Hà và chồng cũng phải mua lại vàng với giá cao để trả nợ, mặc dù trước đó đã bán vàng khi giá thấp.
  • Trong một năm qua, giá vàng biến động mạnh, tăng kỷ lục 118 triệu đồng/lượng vào ngày 17/4/2024.
  • Nhu cầu mua vàng tăng cao, nhiều người dân xếp hàng dài tại cửa hàng do lo ngại giá sẽ tiếp tục tăng.

Sau nhiều lần cân nhắc việc bán hay không bán số vàng nắm giữ từ đầu năm 2020, anh Nguyễn Thành Chung ở Đống Đa (Hà Nội) quyết định bán hết với giá 115,5 triệu đồng/lượng vào sáng 17/4.

Anh Chung kể, cuối năm 2019, anh có kế hoạch mua một căn hộ chung cư. Lúc đó, anh dành dụm được 1,5 tỷ đồng, còn số tiền thiếu thì dự tính sẽ vay ngân hàng. Đến đầu năm 2020, dịch Covid-19 xảy ra, công việc và thu nhập của anh bị ảnh hưởng, kế hoạch mua nhà đành tạm hoãn. Thế là, anh dùng 1,5 tỷ đồng để mua vàng, được 31 lượng vàng miếng SJC.

Sau dịch Covid-19, công việc của anh ổn định trở lại, thế nhưng giá chung cư lại tăng chóng mặt. Điều này đồng nghĩa với việc anh sẽ phải vay số tiền lớn hơn nếu mua nhà. Cuối cùng, kế hoạch tiếp tục bị hoãn, số vàng vẫn nằm yên trong két.

Dịp này, thấy giá vàng tăng mạnh, trong khi giá nhà chung cư khó có khả năng giảm, anh quyết định bán hết vàng cộng với tiền tiết kiệm để mua nhà.

“31 lượng vàng miếng đem bán hết, thu về 3,58 tỷ đồng. Tính ra, lãi được hơn 2 tỷ đồng so với lúc mua”, anh Chung nói.

gia vang
Chỉ một thập kỷ giá vàng đã tăng thêm gần 85 triệu đồng/lượng. Ảnh: Chí Hiếu

Trái với anh Chung, vợ chồng chị Bùi Thị Thu Hà lại ngược xuôi để mua đủ số vàng trả nợ.

“Cách đây đúng 9 năm, khi mua nhà, tôi phải vay 8 lượng vàng. Đem bán lúc đó được khoảng 37 triệu đồng/lượng”, chị tâm sự. Lúc cho vay, người nhà chỉ bảo: “Khi nào họ cần thì trả”.

Cuối năm 2019, bố chị đưa cho chị một khoản tiền, dặn đi mua hộ 5 lượng vàng SJC để sau này làm quà cưới cho các cháu nội và cháu ngoại. Bấy giờ, thấy giá vàng khá ổn định, chị đã dùng số tiền này để đầu tư làm ăn.

Mãi đến giữa tháng 2 vừa qua, khi đứa cháu đầu tiên lập gia đình, bố chị hỏi đến số vàng, vợ chồng chị mới tá hỏa đi mua lại với giá 90 triệu đồng/lượng. Sau nhiều ngày xếp hàng, hai vợ chồng cũng mua đủ 5 lượng, hết khoảng 400 triệu đồng - cao hơn so với thời điểm bố chị gửi tiền mua hộ gần 48 triệu đồng/lượng.

“Mua xong 5 lượng vàng, vợ chồng tôi bảo nhau chờ giá vàng hạ nhiệt thì sẽ mua tiếp 8 lượng để trả nợ,” chị Hà chia sẻ. Thế nhưng, càng chờ, giá vàng lại càng tăng mạnh. Quá sốt ruột, sáng nay, hai vợ chồng chị xin nghỉ làm để đi xếp hàng mua vàng với giá 118 triệu đồng/lượng.

Vậy, giá vàng biến động như thế nào trong một thập kỷ, từ năm 2016-2025?

Sau cơn sốt vàng giai đoạn 2009-2011, giá vàng lao dốc rồi tạo đáy 32,45 triệu đồng/lượng vào cuối năm 2015. 

Đến ngày 11/4/2016, giá vàng miếng của Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) bán ra ở mức 33,3 triệu đồng/lượng. Như vậy, giá vàng tăng 0,85 triệu đồng/lượng so với giá chốt phiên cuối năm 2015, nhưng lại giảm 1,91 triệu đồng/lượng so với ngày 17/4/2015.

Ngày 17/4/2017, giá vàng miếng SJC tăng lên ngưỡng 37,25 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra, tức tăng thêm 3,95 triệu đồng mỗi lượng so với phiên giao dịch cùng kỳ năm 2016.

Tuy nhiên, vào các phiên giao dịch cùng ngày năm 2018 và 2019, giá vàng miếng lại giảm, lần lượt còn 37,07 triệu đồng/lượng và 36,39 triệu đồng/lượng.

Ngay sau đó, giá vàng bắt đầu bước vào chu kỳ biến động dữ dội, liên tục lập các kỷ lục lịch sử.

Giai đoạn 2021-2022, giá kim loại quý này tiếp tục duy trì đà tăng. Theo đó, ngày 17/4/2021, giá vàng miếng SJC được niêm yết ở mức 55,47 triệu đồng/lượng. Cùng ngày này của năm 2022, giá vàng đã vọt lên ngưỡng 69,87 triệu đồng/lượng chiều bán ra.

Đến phiên 17/4/2023, giá vàng miếng ghi nhận mức giảm 2,65 triệu đồng/lượng chiều bán ra so với phiên cùng kỳ năm 2022, về mức 67,22 triệu đồng/lượng.

Thế nhưng, sau đúng 1 năm, giá vàng miếng đã nhảy vọt lên 84,1 triệu đồng/lượng (ghi nhận vào chiều 17/4/2024), tăng mạnh 16,88 triệu đồng mỗi lượng. 

Một năm trở lại đây, thị trường chứng kiến cơn "nổi loạn" của vàng. Giá vàng có thời điểm tăng như “vũ bão”, cũng có lúc ghi nhận mức giảm sâu, “bốc hơi” vài triệu đồng mỗi lượng chỉ trong một phiên giao dịch.

Vàng trên thị trường trở nên khan hiếm. Người dân và giới đầu tư thường xuyên xếp hàng dài tại các cửa hàng để chờ mua vàng. Các thương hiệu vàng liên tục trong tình trạng “cạn cung”, buộc phải giới hạn số lượng vàng mà mỗi khách hàng được mua.

Trên “chợ mạng” hay ngoài vỉa hè, hoạt động mua bán vàng diễn ra rầm rộ, với mức giá chênh lệch từ 1-3 triệu đồng mỗi lượng so với giá niêm yết của các thương hiệu.

Chốt phiên giao dịch ngày 17/4, giá vàng miếng lại thiết lập đỉnh cao mới trong lịch sử, được SJC niêm yết ở mức 115,5-118 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng thêm 2,5 triệu đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên 16/4.

So với giá vàng ngày 11/4/2016, giá kim loại quý này đã tăng thêm 84,7 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra. Còn so với giá vàng của ngày 17/4 năm ngoái, mặt hàng này đã tăng 33,9 triệu đồng/lượng sau chỉ 1 năm.

Với những người mua vàng vào ngày 11/4 của năm 2016 và đem bán vào ngày 17/4 năm nay sẽ lãi 82,2 triệu đồng mỗi lượng. Nếu mua vàng cách đây 1 năm sẽ lãi 31,4 triệu đồng/lượng.

Người dân TPHCM đổ xô đi mua vì thấy giá vàng còn tăng, bất chấp rủi ro

Người dân TPHCM đổ xô đi mua vì thấy giá vàng còn tăng, bất chấp rủi ro

Chưa đầy hai ngày, mỗi lượng vàng miếng SJC bán ra đã tăng đến 10 triệu đồng/lượng. Đây là lý do khiến nhiều người TPHCM đổ xô đi mua vì lo ngại giá vàng sẽ tiếp tục tăng.
Giá vàng tăng vọt, 'phố vàng' Trần Nhân Tông gặp cảnh tượng chưa từng thấy

Giá vàng tăng vọt, 'phố vàng' Trần Nhân Tông gặp cảnh tượng chưa từng thấy

Sáng 17/4, hàng trăm người đổ về phố Trần Nhân Tông xếp hàng mua vàng khi giá lên tới 118 triệu đồng/lượng. Bảo Tín Minh Châu quá tải đơn hàng, trong khi SJC đồng loạt thông báo hết vàng bán ra, khách phải quay về tay không.
Giá vàng lập đỉnh kỷ lục 3.355 USD/ounce: Cơn sốt trú ẩn trong bão tố toàn cầu

Giá vàng lập đỉnh kỷ lục 3.355 USD/ounce: Cơn sốt trú ẩn trong bão tố toàn cầu

Sáng 17/4, giá vàng thế giới vượt loạt ngưỡng cản, vọt lên đỉnh cao lịch sử mới 3.355 USD/ounce; giá vàng miếng SJC trong nước lên tới 118 triệu đồng/lượng. Dồn dập các yếu tố gây bất ổn có thể kéo giá vàng lên cao nữa.

Các tin khác

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (20/4), cả vàng SJC và vàng nhẫn đều giảm mạnh, bằng giá nhau ở mốc 114 triệu đồng/lượng. Hiện, giá vàng, trong nước vẫn cao hơn thế giới hơn 9 triệu đồng/lượng.

Agribank đẩy mạnh tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 8.3.2025, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 1.3.2025 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank đã đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản quy mô 20.000 tỉ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Giá vàng đang tăng rất mạnh

Sáng nay (18/4), giá vàng SJC được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh. Tuy nhiên, cùng loại vàng SJC là thương hiệu quốc gia nhưng giá bán ra lại khác nhau, thậm chí có doanh nghiệp niêm yết cao nhất lên tới 121 triệu đồng/lượng.

Giá vàng liên tục lập đỉnh: "Đu" đỉnh hay chốt lời?

Giá vàng miếng SJC đã vượt qua đỉnh 120 triệu đồng/lượng bán ra và nhiều khả năng vẫn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Chỉ trong vòng hai ngày, giá vàng đã tăng thêm 10 - 12 triệu đồng/lượng. Bất chấp vàng liên tục tăng giá và chưa có điểm dừng, nhiều người vẫn chuẩn bị số tiền lớn “đu” đỉnh mua vàng.

Căng thẳng thương mại ‘gõ cửa’, nhà phân tích khuyên tránh cổ phiếu chu kỳ, ưu tiên doanh nghiệp có dòng tiền khỏe

Lợi nhuận doanh nghiệp quý I được dự báo tăng, nhưng phần lớn đến từ nền so sánh thấp. Trong khi đó, những rủi ro từ chính sách thuế mới của Mỹ đang khiến thị trường đối diện giai đoạn thử thách. Nhà đầu tư cần thay đổi cách tiếp cận, ưu tiên sự ổn định hơn là chạy theo kỳ vọng ngắn hạn.

Hà Nội lại ô nhiễm không khí nghiêm trọng

Sau ít ngày chất lượng không khí được cải thiện, hôm nay (18/4), Hà Nội lại ô nhiễm không khí nghiêm trọng khi các chỉ số đo ghi nhận ngưỡng đỏ (có hại cho sức khoẻ tất cả mọi người). Hà Nội là địa phương duy nhất ở miền Bắc ghi nhận ngưỡng ô nhiễm này.

Tin xem nhiều