Tài chính

Một quốc gia G7 giáng đòn trừng phạt vào trụ cột của mạng lưới ‘bí ẩn’ giao dịch dầu Nga: Moscow khó chồng khó?

Chuyện gì đã xảy ra?

Ngày 17/12, Anh đã thêm công ty kinh doanh hàng hóa 2Rivers có trụ sở tại Dubai vào danh sách các công ty bị trừng phạt. Lệnh này cấm mọi tổ chức và cá nhân Anh ở nước ngoài chuyển tiền hoặc giao dịch với công ty này.

2Rivers trước đây có tên Coral Energy. Công ty đổi tên vào mùa hè vừa qua để xoá bỏ tên tuổi là một công ty kinh doanh dầu mỏ của Nga. Trước đó, công ty cho biết họ đã ngừng giao dịch dầu của Nga vào cuối năm 2022.

Văn phòng Thủ tướng Keir Starmer cho biết các công ty này trụ cột trong giao dịch dầu của Nga. Và lệnh trừng phạt nhằm mục đích kìm hãm doanh thu từ dầu của Nga để thúc đẩy cuộc xung đột tại Ukraine.

Một phát ngôn viên của 2Rivers cho biết công ty sẽ phản đối các lệnh trừng phạt một cách hợp pháp, thông qua các kênh ngoại giao. Bà cho biết động thái của Vương quốc Anh không phản ánh được toàn bộ cơ cấu, ban lãnh đạo và hoạt động hiện tại của công ty sau những thay đổi đáng kể trong năm qua. Bà cho biết công ty đã rút hoàn toàn khỏi các hoạt đông giao dịch với Nga. Phía công ty giải thích thêm rằng các nhân viên cũ ở Moscow đã tiếp tục sử dụng tên cũ Coral Energy mà không được phép.

Các lệnh trừng phạt của Vương quốc Anh có thể khiến hoạt động xuất khẩu dầu của Nga gặp khó khăn. Vương quốc Anh là nơi đặt trụ sở của các ngân hàng, công ty bảo hiểm và công ty luật quốc tế phục vụ ngành công nghiệp dầu mỏ. Các lệnh trừng phạt có khả năng hạn chế quyền tiếp cận của 2Rivers vào hệ thống tài chính phương Tây tại Vương quốc Anh và nhiều nơi khác.

Các lệnh trừng phạt được đưa ra một ngày sau khi Liên minh châu Âu áp lệnh trừng phạt đối với hàng chục tàu, công ty và cá nhân mà họ cho là đã tài trợ, tạo điều kiện hoặc hưởng lợi từ cuộc xung đột ở Ukraine.

Nguồn thạo tin cho biết Bộ Tài chính Mỹ cũng đã hoàn tất các lệnh trừng phạt mới của riêng mình đối với ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga. Nhờ dự báo về nguồn cung dầu dồi dào vào năm tới, các quan chức cho rằng họ có đủ khả năng thực hiện các bước để giảm sản lượng của Nga mà không làm tăng giá khí đốt của Mỹ. Tuy nhiên, Nhà Trắng vẫn chưa bật đèn xanh.

Câu chuyện đằng sau

Vào tháng 2, tờ WSJ đưa tin một thương nhân tên là Etibar Eyyub đến từ Azerbaijan đã tập hợp một đội tàu chở dầu cũ và sử dụng hàng loạt các công ty để kết nối các nhà sản xuất dầu của Nga với khách hàng tại các thị trường như Ấn Độ và Trung Quốc.

Những người đã và đang làm việc cho Coral mô tả các công ty đó là "vệ tinh". Tờ WSJ đưa tin các quan chức tại công ty sản xuất dầu Rosneft Oil đã sử dụng tên Coral như một cách viết tắt cho mạng lưới các công ty do Eyyub điều hành.

Hoạt động của các công ty này đã giúp ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga tiếp tục hoạt động sau khi các công ty thương mại phương Tây rút lui. Tờ WSJ đánh giá khả năng chống chọi với các lệnh trừng phạt của nền kinh tế Nga phần lớn là nhờ vào việc tiếp tục bán dầu.

Tuy nhiên, Eyyub cho biết ông không liên quan gì đến Coral hay 2Rivers.

Coral được thành lập vào năm 2010 bởi một doanh nhân người Azeri có tên Tahir Garayev. Eyyub gia nhập công ty vào năm 2014 và rời đi để làm cố vấn vào năm 2018. Vào thời điểm cuộc xung đột diễn ra, Coral đã giao dịch dầu của Nga nhưng chỉ là một công ty nhỏ so với đối tác thương mại quan trọng nhất của Rosneft là Trafigura có trụ sở tại Thụy Sĩ.

Garayev nói với WSJ vào tháng 6 rằng ông không còn tham gia vào ngành dầu khí và không có giao dịch nào với Rosneft.

Lượng dầu xuất khẩu khổng lồ của Rosneft bắt đầu chảy qua một mạng lưới các công ty thương mại có tên như Nord Axis và Bellatrix Energy. Các công ty này do Eyyub điều hành.

Sau bài báo của WSJ, Coral đã cố gắng tạo khoảng cách với Garayev và Eyyub. Ba giám đốc điều hành đã mua lại 40% cổ phần còn lại của Garayev và đổi tên công ty thành 2Rivers.

Theo WSJ

Cùng chuyên mục

Đọc thêm