Tài chính

Một mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất, nhì thế giới sắp tăng giá mạnh

Giá của nhiều loại thực phẩm, từ lúa mì tới ngũ cốc, thịt tới dầu… đều đã tăng vọt. Tình trạng này được thúc đẩy bởi một loạt các yếu tố, bao gồm chi phí phân bón và năng lượng tăng cao trong năm qua cũng như xung đột giữa Nga và Ukraine gây tác động với chuỗi cung ứng.

Các lệnh cấm xuất khẩu lương thực làm gián đoạn nghiêm trọng chuỗi cung ứng. Ấn Độ đã cấm xuất khẩu lúa mì, Ukraine thì không thể đưa các sản phẩm lúa mì, yến mạch và đường… ra thị trường còn Indonesia cũng đã quyết định hạn chế xuất khẩu dầu cọ. Những chính sách này khiến giá cả tăng vọt.

Các chuyên gia trong ngành dự báo gạo có thể sẽ là mặt hàng tiếp theo. Chỉ số giá lương thực của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc đã cho thấy giá gạo toàn cầu tăng tháng thứ 5 liên tiếp để đạt mức cao nhất 12 tháng. Tuy lúa gạo sẽ không thiếu hụt nhưng giá các mặt hàng khác tăng mạnh cùng với chi phí sản xuất phi mã sẽ kéo giá sản phẩm này lên cao.

Sonal Varma, chuyên gia kinh tế trưởng tại ngân hàng Nhật Bản Nomura, cho biết: "Chúng ta cần theo dõi giá gạo trong tương lai. Khi giá lúa mì tăng, thế giới có thể lựa chọn gạo để thay thế, làm tăng nhu cầu và giảm lượng dự trữ hiện có".

Thậm chí, bà Varma còn cảnh báo nguy cơ từ xu hướng bảo hộ trong bối cảnh giá mọi thứ đều tăng trong khi nguồn cung chưa có dấu hiệu được cải thiện. Tuy nhiên, rủi ro với gạo vẫn ở mức thấp do tồn kho toàn cầu ở mức dồi dào và vụ mùa thu hoạch của Ấn Độ vào hè này được đánh giá là khả quan.

Xung đột Nga – Ukraine đã làm tăng giá lúa mì. Cả 2 nước đều là những nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới và xung đột khiến việc canh tác bị gián đoạn, xuất khẩu gặp trở ngại. Giá lúa mì đã tăng hơn 50% so với một năm trước và liên tiếp có những biến cố khiến giá tăng vọt do những bất ổn trên thực địa.

Những tháng qua, thế giới đã mua gạo của Ấn Độ nhiều hơn. Chính vì thế, David Laborde, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế, nói rằng vấn đề đáng lo ngại hiện nay là Ấn Độ áp dụng lệnh cấm xuất khẩu gạo như họ đã làm với lúa mì và đường.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho biết Ấn Độ và Trung Quốc là 2 nhà sản xuất gạo hàng đầu thế giới, chiếm hơn một nửa tổng sản lượng toàn cầu. Việt Nam đứng thứ 5 còn Thái Lan đứng thứ 6 trong danh sách này. Tuy nhiên, trong năm 2021, Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới còn Việt Nam đứng thứ 2.

Tăng giá có thích hợp?

Theo ông Laborde, việc tăng giá bán dù sao cũng tốt hơn nhiều so với bất cứ lệnh cấm vận xuất khẩu nào. "Chúng ta thực sự nên phân biệt giữa việc tăng giá bù đắp chi phí cao hơn và có lợi hơn cho nông dân, đồng thời tiếp tục duy trì việc xuất khẩu, hơn là cấm. Cấm xuất khẩu chỉ làm giá hàng hóa toàn cầu tăng lên còn giá nội địa lại giảm xuống", ông Laborde nói.

Trong khi đó, Nafees Meah, đại diện khu vực Nam Á tại Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế, nói rằng chi phí năng lượng và phân bón, vốn đang tăng phi mã trên toàn cầu, cũng chiếm phần lớn chi phí sản xuất lúa gạo. Chính vì thế, việc người nông dân không được hưởng lợi từ việc tăng giá có vẻ phi lý nhưng lại đang diễn ra. Trong khi đó, các quốc gia nhập khẩu lương thực sẽ phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực.

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Thị trường chứng khoán (13/6): Bán tháo diện rộng với hơn 900 mã giảm, VN-Index giảm sâu hơn 57 điểm

Thị trường đỏ lửa về cuối phiên khi áp lực bán lan rộng tại tất cả nhóm cổ phiếu. Đáng chú ý, cổ phiếu GAS đánh mất vai trò trụ đỡ chỉ số trong phiên chiều, đảo chiều đỏ nhẹ 0,6%. Nhóm VN30 chìm trong sắc đỏ với duy nhất POW đóng cửa trên ngưỡng tham chiếu.

U23 Việt Nam và hành trình đầy cảm xúc tại VCK U23 châu Á: Bước phiêu lưu đầu tiên của những "chiến binh sao vàng" dưới triều đại mới, lời chia tay chưa bao giờ ngọt ngào đến vậy!

Thầy trò HLV Gong Oh-kyun đã khép lại hành trình tại VCK U23 châu Á ở tứ kết. Nhưng với những gì đã thể hiện trong suốt giải đấu, họ khiến người hâm mộ tự hào và tin tưởng vào một tương lai tươi mới của bóng đá nước nhà.

Tay golf tỷ phú Tiger Woods kiếm và tiêu tiền như thế nào?

Trong suốt 27 năm sự nghiệp của mình, Tiger Woods đã kiếm được hơn 1,7 tỷ USD và hiện sở hữu tài sản ít nhất 1 tỷ USD. Chưa đến 10% tài sản của ông đến từ lương thưởng, phần lớn tài sản còn lại đến từ các bản hợp đồng quảng cáo và hoạt động kinh doanh. Kiếm được số tiền “khủng” nhưng Woods cũng chi tiêu hàng triệu USD cho du thuyền, máy bay, biệt thự và cả việc ly hôn.

Măng tây, cơm gà và tương lai ăn uống

TTCT - Tháng 5 vừa rồi, bạn tôi than: "Đi nhà hàng nào cũng thấy măng tây 7 món". Nước Anh đang ở đỉnh mùa măng tây hằng năm, diễn ra trong vài tuần, kéo dài tới cuối tháng 6.

NASA phóng 2 vệ tinh quan sát bão thất bại

TTO - Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) xác nhận hai vệ tinh nhỏ, dùng để nghiên cứu sự phát triển của các cơn bão đã không được đưa vào quỹ đạo trong ngày 12-6 như kế hoạch do sự cố xảy ra với tên lửa phóng.

Không ứng phó được khi bị các Shark "xoay như chong chóng", startup giày dép Shondo vẫn nhận được tới 3 lời đề nghị đầu tư

Trần Phạm Thông Hiệp – Founder kiêm CEO của công ty giày Shondo không phải là thí sinh duy nhất không thể nhớ hết các con số và bị các Shark xoay như chong chóng; nhưng là startup hiếm hoi tưởng đã trắng tay lại được nhận tới 3 lời đề nghị đầu tư. Cuối cùng, người trả giá tốt nhất cho Shondo là Shark Hùng Anh – 23 tỷ đồng cho 30% cổ phần, đã chiến thắng.