Doanh nghiệp

Một doanh nghiệp năng lượng Việt Nam đầu tư hơn 173 triệu USD sang Mỹ, Canada, Đức, Pháp, Hà Lan

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2022, có 57 dự án đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 300,9 triệu USD, gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước. 

Vốn đầu tư ra nước ngoài cấp mới 6 tháng đầu năm 2022 tăng mạnh so với cùng kỳ do có 5 dự án lớn mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là dự án đầu tư của Công ty cổ phần giải pháp năng lượng VinES sang Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Hà Lan với tổng vốn đầu tư trên 173 triệu USD..

Có 14 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh tăng 44,9 triệu USD, giảm 88,9%. Vốn đầu tư điều chỉnh giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm 2022 do trong 6 tháng đầu năm 2021 có nhiều dự án lớn điều chỉnh tăng vốn: Dự án của Vingroup tại Hoa Kỳ điều chỉnh tăng 300 triệu USD; dự án Công ty TNHH Đầu tư và phát triển cao su Đông Dương tại Campuchia tăng 76 triệu USD và 1 dự án của VinFast tại Đức tăng 32 triệu USD.

Các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 12 ngành. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 9 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư gần 207,2 triệu USD, chiếm 59,9% tổng vốn đầu tư. Ngành hoạt động tài chính - ngân hàng, bảo hiểm đứng thứ hai với 4 lượt dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư gần 35,34 triệu USD, chiếm 10,2%; tiếp theo là các ngành khai khoáng; bán buôn, bán lẻ; thông tin và truyền thông…

Về địa bàn đầu tư, có 21 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2022. Dẫn đầu là Lào với 3 dự án đầu tư mới và 3 dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 65,92 triệu USD, chiếm 19,1% tổng vốn đầu tư.

Đứng thứ hai là Singapore với tổng vốn đầu tư trên 41,1 triệu USD, chiếm gần 11,9% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Hoa Kỳ, Đức, Hà Lan…

Như vậy, lũy kế tính đến ngày 20/6/2022, Việt Nam đã có 1.569 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư Việt Nam trên 21,56 tỷ USD. Trong đó, có 139 dự án của các doanh nghiệp có vốn nhà nước, với tổng vốn đầu tư ra nước ngoài gần 11,6 tỷ USD, chiếm 53,8% tổng vốn đầu tư cả nước.

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (32,3%); nông, lâm nghiệp, thủy sản (15,8%). Các địa bàn nhận đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Lào (24,8%); Campuchia (13,6%); Venezuela (8,5%)…

Các tin khác

Chứng khoán lập đỉnh mới

VN-Index tiếp tục thiết lập đỉnh cao mới - 1.415 điểm. Dòng tiền đổ mạnh vào thị trường, vốn nội, ngoại cùng giải ngân, trong đó, khối ngoại duy trì chuỗi 5 phiên liên tiếp mua ròng.

Chứng khoán tuần tới tăng hay giảm?

Tuần qua, thị trường chứng khoán trải qua nhiều phiên giao dịch tích cực, tuần tới, sự chú ý sẽ chuyển sang kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp niêm yết.

TP HCM có tân Phó Bí thư Thành uỷ

Ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ), vừa được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Thành uỷ TP HCM (mới) nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Giá vàng bất ngờ giảm mạnh

Sáng nay (28/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Giá vàng miếng SJC mất mốc 120 triệu đồng/lượng nhưng vẫn cao hơn thế giới hơn 12 triệu đồng/lượng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.