Theo báo The Guardian, diện tích rừng nhiệt đới toàn cầu tiếp tục giảm mạnh trong năm 2023, mặc cho tình trạng phá rừng tại Brazil và Colombia đã phần nào cải thiện.
Theo số liệu do Viện Tài nguyên thế giới (WRI) và Trường đại học Maryland (Mỹ) tổng hợp, diện tích rừng nhiệt đới toàn cầu biến mất trong năm 2023 rộng khoảng 37.000km2 - gần bằng diện tích Thụy Sĩ.
Từ phần diện tích rừng nhiệt đới đã mất, có thể suy ra tốc độ mất rừng nhiệt đới hiện tại tương đương với 10 sân bóng đá mỗi phút (diện tích sân bóng tiêu chuẩn là 7.480m2).
Tỉ lệ mất rừng ở Brazil và Colombia trong năm 2023 lần lượt là 36% và 49%, giảm nhiều so với năm trước đó.
Tổng thống của hai quốc gia nói trên khẳng định phần diện tích tăng thêm ở Bolivia, Lào, Nicaragua và một số nước khác đã bù đắp lại sự sụt giảm này.
Canada cũng trải qua đợt mất rừng kỷ lục do cháy rừng, mất hơn 8 triệu ha.
Bà Mikaela Weiss, giám đốc cơ quan theo dõi rừng toàn cầu tại WRI, nhận định: “Thế giới đã tiến hai bước, sau đó lùi hai bước khi nói đến tình trạng mất rừng trong năm vừa qua”.
“Tỉ lệ phá rừng giảm mạnh ở rừng Amazon của Brazil và Colombia chứng tỏ tiến bộ có thể xảy ra, nhưng tình trạng mất rừng ngày một tăng cao ở những khu vực khác đã cản trở tiến trình bảo vệ rừng.
Chúng ta phải học hỏi từ những quốc gia đang thành công trong việc làm chậm nạn phá rừng”, bà Weiss nói.
Những thay đổi trong việc sử dụng đất - chủ yếu nạn phá rừng - là nguồn phát thải khí nhà kính lớn thứ 2 và là nguyên nhân chính gây mất đa dạng sinh học.
Theo các nhà khoa học, bảo tồn rừng nhiệt đới là cách hữu hiệu để hạn chế tình trạng nóng lên toàn cầu đạt mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Tại Hội nghị khí hậu của Liên Hiệp Quốc (COP) lần thứ 28 diễn ra ở Dubai, chính phủ nhiều nước đã nhất trí ngăn chặn và đảo ngược tình trạng suy thoái rừng vào năm 2030. Tuy nhiên, số liệu mới nhất cho thấy thế giới còn lâu mới đạt được mục tiêu này.
Ba quốc gia mất rừng nhiệt đới hàng đầu là Brazil, Cộng hòa dân chủ Congo và Bolivia - chiếm hơn một nửa thiệt hại toàn cầu.
Bolivia ghi nhận tình trạng mất rừng tăng mạnh năm thứ 3 liên tiếp, dù diện tích rừng nhiệt đới của nước này nhỏ hơn nhiều so với những nước khác. Nguyên chủ yếu đến từ việc mở rộng trồng đậu nành.
Lào và Nicaragua mất phần lớn diện tích rừng nhiệt đới nguyên sơ còn sót lại vào năm 2023, lần lượt là 1,9% và 4,2% chỉ trong 1 năm.
Ở Lào, nguyên nhân là do mở rộng nông nghiệp, còn ở Nicaragua là do mở rộng diện tích chăn nuôi gia súc lẫn nông nghiệp.