Vì điều kiện khó khăn, mẹ tôi chỉ học hết bậc trung học cơ sở và phải "lao vào đời kiếm cơm" từ rất sớm. Hiện tại bà đã hơn 60 tuổi - là một người vợ, người mẹ tuyệt vời trong mắt bố con tôi. Mặc dù trình độ văn hóa không cao nhưng về cuộc sống gia đình, mẹ chính là "bậc thầy" mà bất kỳ ai nhìn vào cũng phải bái phục.
Sau đây, tôi sẽ tổng hợp những lời khuyên cùng hàng loạt mẹo vặt vô cùng hay ho mà mẹ từng dạy tôi. Một khi đã học được, tin chắc bạn sẽ cảm thấy cuộc sống trở nên dễ dàng, nhẹ nhàng hơn.
1. Tấm phơi hình tam giác
Phơi ga trải giường là công việc dễ đến mức "nhắm mắt cũng làm được". Tôi từng nghĩ, chỉ cần treo chúng trên dây phơi quần áo là hoàn thành. Nhưng mẹ tôi thì lại dạy rằng phải phơi theo hình “tam giác” này.
Ban đầu tôi thấy lạ nhưng sau này tôi mới nhận ra hành động này có rất nhiều lợi ích:
Trong một không gian hạn chế, diện tích tiếp xúc giữa tấm ga giường và không khí có thể được phát huy tối đa. Nếu giặt không vắt kiệt nước thì chúng cũng sẽ chảy xuôi về 2 "đỉnh tam giác". Điều này tránh được tình trạng nước nhỏ giọt khắp nơi, và cũng giúp ga giường phơi nhanh hơn.
2. Ngứa tay khi cắt khoai mỡ
Điều đáng sợ nhất khi nấu ăn với khoai mỡ đó là tay và cánh tay của tôi lại đỏ và ngứa.
Mỗi lần như vậy, mẹ đều nhanh chóng giúp tôi huơ tay trên lửa hoặc nhúng tay tôi vào nước ấm nóng rồi ngâm trong vài phút. Khi tôi hỏi về nguyên lý thì mẹ tôi nói không biết, chỉ là vô tình phát hiện ra. Sau đó, tôi kiểm tra trên mạng. Quả nhiên, thành phần chính của khoai mỡ gây ngứa là saponin và alkaloid. Chúng sẽ bị phân hủy khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Đương nhiên, phản ứng dị ứng đã giảm bớt.
Sau này, mẹ tôi đã mua thật nhiều găng tay dùng một lần để tôi sử dụng. Vậy nên tôi không còn phải chịu cảm giác ngứa ngáy khó chịu do khoai mỡ gây ra nữa. Chưa kể, tôi còn có thể dùng món đồ này để ăn chân gà, tôm càng, sầu riêng,… thực sự tiện lợi.
3. Bịt kín miệng túi đựng đồ ăn vặt
Nếu có danh hiệu "bịt miệng túi đồ ăn vặt" thì mẹ tôi phải là “kiện tướng”. Bà bịt miệng túi bằng tay không mà không cần dụng cụ nào, quan trọng là sau đó lấy ra ăn vẫn rất ngon giòn.
Việc bà làm trước tiên là gấp hai cạnh của túi vào trong, sau đó cuộn túi vào từ mặt sau và cuối cùng lật hai góc đã gấp lại. Các bạn có thể xem clip dưới đây để dễ hình dung ra thao tác đơn giản này nhé.
4. Bảo quản trứng
Nếu không có mẹ, có lẽ đời này tôi sẽ không bao giờ biết rằng khi bảo quản trứng nên để đầu tròn hướng lên trên và đầu nhọn hướng xuống dưới, như vậy trứng sẽ ít bị ố vàng và bảo quản được lâu hơn.
Hơn nữa, trứng không nên rửa sạch dù có bẩn đến đâu trước khi bảo quản, vì trên bề mặt trứng có một lớp màng bảo vệ, lớp màng bảo vệ này sẽ rơi ra khi tiếp xúc với nước. Vết nước sẽ thấm qua các lỗ nhỏ bên trong khiến trứng dễ bị hư hỏng.
Tôi vẫn còn phân vân và hỏi mẹ: Tại sao trứng mua ở siêu thị lại sạch như vậy? Nếu nó sạch như thế thì sẽ không đảm bảo chất lượng? Mẹ bảo rằng: Trứng ở siêu thị gọi là “trứng sạch” vì người ta dùng máy làm sạch, khử trùng, sau đó phủ một lớp màng bảo vệ ăn được lên bề mặt nên không ảnh hưởng đến chất lượng hay thời hạn sử dụng.
Vậy là xong, tôi thực sự đã học được thêm kiến thức mới.
5. Bảo quản chăn bông
Hàng ngày, chăn mền của tôi đều như thế này, tôi cố gắng xếp chúng theo kích thước của tủ. Nó không lộn xộn nhưng cũng không gọn gàng, chỉ có điều là thỉnh thoảng lấy ra cũng phiền phức. Tôi phải di chuyển tất cả các tấm chăn lên trên để lấy tấm chăn phía dưới ra.
Mẹ tôi lại có mẹo rất hay để cất giữ chăn bông. Bà đã cuộn tất cả chúng lại. Bạn hãy nhìn tủ quần áo của tôi đi, không chỉ trông ngăn nắp hơn mà còn tiết kiệm được gần 1 mét vuông diện tích. Điều quan trọng là nó dễ lấy hơn nhiều và tôi không còn phải lo lắng về việc bị lộn xộn nữa.
6. Đóng gói túi chân không
Bạn đã thấy phương pháp đóng gói túi chân không không cần máy hút chưa?
Hãy đến và học một mẹo của mẹ tôi: Bà cho thức ăn vào túi, sau đó ấn túi xuống nước từng chút một để đẩy không khí ra ngoài và cuối cùng niêm phong nó. Đó là một túi đóng gói gần với trạng thái chân không.
Hiệu quả chắc chắn kém hơn một chút so với máy hút chuyên dụng nhưng nó đủ để bảo quản độ tươi của thực phẩm trong vài ngày. Điều quan trọng là nó không tốn tiền, dễ vận hành và túi có thể được tái sử dụng.
Xin nhắc lại, khi bảo quản thực phẩm đông lạnh trong tủ lạnh, bạn hãy cố gắng chọn loại túi bảo quản thực phẩm đặc biệt này. Nó có thể chịu được nhiệt độ thấp âm 60 độ và đông cứng trong tủ lạnh. Bạn không phải lo lắng về các hạt nhựa bám vào thực phẩm, đặc biệt là thịt và hải sản, độ bảo vệ môi trường và độ an toàn cao hơn rất nhiều.
7. Gọt vỏ cà chua
Lớn lên, gia đình chúng tôi chưa bao giờ vất vả với việc gọt cà chua là vì có mẹ.
Mẹ tôi luôn làm đông lạnh cà chua trong tủ lạnh. Khi nào cần dùng thì lấy ra ngâm vào nước lạnh, sau một thời gian vỏ cà chua sẽ tự động nứt ra và bạn có thể bóc trực tiếp ra.
Có khi tôi mới mua cà chua về, chưa kịp cấp đông thì mẹ tôi sẽ dùng đũa chọc núm cà chua rồi huơ trên bếp gas chừng một hai phút thì vỏ cà chua cũng sẽ tự động nứt toác.
Nhân tiện, lý do mẹ tôi thích cà chua đông lạnh là vì chúng sẽ cho ra nhiều nước hơn khi nấu chín.
8. Niêm phong bánh mì
Tôi thường mua bánh mì nướng và ngày hôm sau không thể tìm thấy những chiếc kẹp niêm phong trên đó. Sự bất cẩn này thường khiến tôi bị mẹ mắng.
Nhưng trong lúc "dạy dỗ" tôi thì bà ấy vẫn giúp tôi giải quyết vấn đề. Phương pháp của mẹ rất đáng để học hỏi đó là: Xoay túi bánh mì vài lần, lật lớp vỏ nilon ra ngoài rồi gói lại. Niêm phong sẽ kín, lần sau khi ăn sẽ dễ dàng mở ra hơn.