Tài chính

MBKE: Lãi suất có dư địa để giảm mạnh hơn, có tác động mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2023

 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Ảnh: NHNN)

Theo báo cáo mới đây của Chứng khoán Maybank (MBKE), các chuyên gia phân tích nhận định động thái giảm lãi suất điều hành củaNgân hàng Nhà nước (NHNN) làđiều tích cực vì nó cho thấy NHNN luôn sẵn sàng hỗ trợ nền kinh tế bằng cách hạ lãi suất.

Động thái này đến sớm hơn kỳ vọng của các chuyên gia về tốc độ nói chung, nhưng phù hợp với dự báo trước đó về lãi suất cơ bản (tức là tiền gửi có kỳ hạn dưới 6 tháng).

Tuy nhiên, sự điều chỉnh cũng cho thấy quan điểm thận trọng của NHNN đối với việc điều hành lãi suất trong bối cảnh lạm phát trong nước chưa rõ ràng và Fed vẫn duy trì quan điểm diều hâu về lạm phát.

 

Đây cũng là lần đầu tiên NHNN công bố điều chỉnh giảm các lãi suất điều hành sau COVID-19 và hai lần tăng mạnh với tổng cộng 200 điểm cơ bản vào năm ngoái để đối phó với sự mất giá của đồng Việt Nam và chuẩn bị cho rủi ro lạm phát tiềm ẩn.

"Việc cắt giảm lãi suất này là nỗ lực của NHNN nhằm giảm áp lực lên nền kinh tế trong bối cảnh lạm phát chưa được kiểm soát và mặt bằng lãi suất hạ nhiệt", báo cáo của MBKE cho hay.

Hai yếu tố là diễn biến lạm phát và động thái của Fed tiếp tục là những nhân tố quan trọng để nhìn nhận việc cắt giảm thực chất hơn. Tuy vậy, với những diễn biến gần đây, MBKE cho rằng lãi suất có dư địa để giảm mạnh hơn và có tác động mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2023 và sớm nhất có thể là cuối tháng 4.

Các chuyên gia của MBKE cho rằng tác động cận biên của việc cắt giảm lãi suất chiết khấu 1 điểm %  đối với môi trường lãi suất do trái phiếu Chính phủ đóng góp là không đáng kể khi trần lãi suất huy động ngắn hạn vẫn được duy trì ở mức 6%.

"Trái phiếu Chính phủ được sử dụng làm tài sản thế chấp cho các khoản vay ngắn hạn với lãi suất chiết khấu từ NHNN và điều này đang góp một lượng nhỏ 6% cho nguồn vốn của ngân hàng. Nếu tất cả số tiền này được thế chấp để vay ngắn hạn từ NHNN, lãi suất có thể giảm xuống chỉ còn 0,06%", MBKE phân tích.

Đối với tác động đối với các ngân hàng, chúng tôi cho rằng các ngân hàng có tỷ lệ nắm giữ trái phiếu chính phủ cao hơn trong tổng nguồn vốn, chẳng hạn như ACB, OCB, Sacombank, LienVietPostBank,...có thể giảm nhẹ áp lực lên chi phí vốn của họ.

Tỷ lệ nắm giữ trái phiếu chính phủ các ngân hàng cuối năm 2022

 

 Nguồn: MBKE.

 

Về nền kinh tế vĩ mô nói chung, MBKE cho rằng lạm phát giảm và thị trường ngoại hối ổn định đang hỗ trợ Chính phủ Việt Nam chấm dứt chính sách tiền tệ thắt chặt. Tuy nhiên, việc Novaland vỡ nợ trái phiếu đã đẩy “kịch bản xấu” lên mức chú ý. Nhà phát triển có thể cần các biện pháp mạnh tay để trả nợ.

Với số lượng trái phiếu sắp đáo hạn tăng lên trong quý II/2023, có khả năng sẽ có nhiều nhà phát triển vỡ nợ hơn, nhưng MBKE cho rằng không có trường hợp nào có mức độ nghiêm trọng và tác động tương tự như trường hợp của Novaland.

Hơn nữa, tăng trưởng lợi nhuận trong quý I và quý II/2023 sẽ đối mặt với những thách thức đáng gờm. do mức so sánh cao của năm ngoái và tác động từ cả sự suy giảm doanh thu và lãi suất cao.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm