Kinh doanh

Mark Zuckerberg: Đại học đang không đào tạo kỹ năng cần thiết cho sinh viên để ‘ra đời’ làm việc

Tóm tắt:
  • Mark Zuckerberg nghi ngờ giá trị nghề nghiệp của đại học, nhất là khi học phí và nợ sinh viên ngày càng tăng cao.
  • Ông cho rằng đại học là trải nghiệm xã hội giúp tự lập và xây dựng mạng lưới quan hệ nhưng chưa đủ chuẩn bị kỹ năng nghề.
  • Nhiều ngành mới đòi hỏi kỹ năng thực hành và thích ứng công nghệ, trong khi đào tạo truyền thống chủ yếu là lý thuyết.
  • Khoản nợ học phí lớn có thể tạo gánh nặng tài chính lâu dài nếu trường không đảm bảo cơ hội việc làm cho sinh viên.
  • Zuckerberg khuyên giới trẻ cân nhắc kỹ lưỡng giá trị đại học với tương lai nghề nghiệp và trân trọng cả trải nghiệm xã hội lẫn kiến thức.
 - Ảnh 1.

Tờ Business Insider (BI) cho hay trước bối cảnh nợ sinh viên ngày càng chồng chất và thị trường lao động thay đổi nhanh chóng, CEO Meta Mark Zuckerberg, người từng bỏ đại học Harvard để khởi nghiệp, đặt ra những hoài nghi sâu sắc về giá trị thực sự của giáo dục đại học ngày nay.

Trong cuộc trò chuyện gần đây, nhà sáng lập Facebook nhận định rằng bên cạnh những trải nghiệm xã hội đáng giá, sinh viên cần cân nhắc kỹ lưỡng có đáng chấp nhận món nợ lớn để đổi lấy tấm bằng đó hay không, khi mà rất nhiều công việc hiện tại không còn yêu cầu bằng cấp truyền thống.

"Tôi không chắc rằng các trường đại học có đào tạo đủ kiến thức và kỹ năng cần cho sinh viên để đáp ứng công việc thời nay hay không", tỷ phú Mark Zuckerberg thừa nhận.

Theo CEO Mark Zuckerberg, trường đại học có thể là một "trải nghiệm xã hội" hình thành cho sinh viên, vì nhiều người lần đầu tiên rời xa nhà. Thế nhưng giá trị mà nó đem lại so với khối học phí khổng lồ thì cần xem xét lại.

 - Ảnh 3.

Ông chủ của Meta (Facebook) nhấn mạnh rất nhiều ngành nghề mới đòi hỏi kỹ năng chuyên biệt hoặc khả năng thích nghi với công nghệ, nhưng nội dung đào tạo truyền thống vẫn nặng về lý thuyết, thiếu thực hành và cập nhật.

Điều này khiến sinh viên tốt nghiệp không thực sự "sẵn sàng" ngay khi bước ra đời.

"Sẽ là một chuyện nếu đại học chỉ giống như một trải nghiệm xã hội. Thế nhưng nếu trường đại học không chuẩn bị cho bạn những kỹ năng mà bạn cần để ra làm việc thì tôi nghĩ việc nhảy vào cái ‘hố sâu’ này là không tốt. Tôi cho rằng mọi người cần phải có một sự tính toán, tự hỏi liệu điều đó có hợp lý hay không", Mark Zuckerberg cho hay.

Nợ nần vì tấm bằng

Dữ liệu do CollegeBoard công bố cho thấy bình quân mỗi sinh viên Mỹ ra trường năm học 2022–23 mang theo khoảng 29.300 USD nợ học phí.

Bởi vậy theo Mark Zuckerberg, việc khởi đầu với một khoản nợ lớn sẽ gây ra gánh nặng tài chính kéo dài suốt nhiều năm nếu trường đại học không đảm bảo cơ hội nghề nghiệp đủ mạnh cho các sinh viên.

Theo một nghiên cứu của Deloitte năm 2024, có khoảng một phần ba thế hệ Gen Z và Millennials tại Mỹ quyết định không theo đuổi đại học, chủ yếu vì chi phí quá cao hoặc vì họ tìm thấy con đường nghề nghiệp không yêu cầu bằng cấp.

Cũng theo Mark Zuckerberg, quan điểm "không phải ai cũng cần bằng đại học" đang ngày càng phổ biến hơn so với trước.

"Có lẽ không phải ai cũng cần phải học đại học vì có rất nhiều công việc không yêu cầu bằng cấp. Nhưng tôi nghĩ rằng mọi người có lẽ đang dần chấp nhận quan điểm đó nhiều hơn so với 10 năm trước", ông chủ của Meta nhận định.

Một yếu tố nữa được Mark Zuckerberg nhắc đến là kiến thức trí thông minh nhân tạo (AI) được đưa vào dạy học.

Theo CEO Meta, công nghệ thay đổi quá nhanh nên những kỹ năng bạn học lúc 15 tuổi có thể trở nên lỗi thời khi bạn vào đại học.

Tuy nhiên, hiểu biết cơ bản về công nghệ, cách nó vận hành và cách sử dụng, vẫn rất quan trọng.

Ngoài ra, việc có những người thầy, người hướng dẫn giỏi sẽ giúp học sinh khai phá niềm đam mê, dù đó là môn Latin hay lập trình.

 - Ảnh 5.

Mark Zuckerberg năm 2005

Vẫn nên học đại học?

Dẫu hoài nghi về khía cạnh nghề nghiệp, Mark Zuckerberg cũng thừa nhận đại học là môi trường quan trọng giúp sinh viên học cách tự lập, xây dựng mạng lưới quan hệ và hình thành nhân cách.

Anh chia sẻ bản thân đã gặp gỡ nhiều người có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống bản thân, từ người vợ Priscilla Chan đến các cộng sự đầu tiên của Facebook ngay trong những ngày đầu ở Harvard.

Những trải nghiệm ở ký túc xá, hội nhóm và lớp học cũng giúp anh "trưởng thành hơn, biết sống xa nhà và tự chịu trách nhiệm."

Mark Zuckerberg từng rời Harvard khi còn là sinh viên năm hai để dồn toàn tâm cho Facebook. Đến 12 năm sau, anh mới nhận bằng danh dự.

Kinh nghiệm "bỏ ngang" đại học của anh, cùng quãng thời gian trước đó ở trường nội trú và Harvard, đã làm nên nền tảng cho sự tự tin, khả năng lãnh đạo và mạng lưới quan hệ rộng mở.

Cuối cuộc phỏng vấn, Zuckerberg khuyên các bạn trẻ nên tự đặt câu hỏi: "Liệu khoản đầu tư vào đại học có thực sự xứng đáng với tương lai nghề nghiệp của mình không?" và luôn trân trọng cả giá trị xã hội lẫn kiến thức chuyên môn khi đưa ra quyết định.

*Nguồn: BI

Các tin khác

Giá xăng ngày mai có thể quay đầu giảm

Giá xăng trong nước ngày mai (5/5) dự báo quay đầu giảm sau một phiên tăng. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn, giá xăng có thể giảm 130-480 đồng/lít còn giá dầu diesel giảm 180-380 đồng/lít.

Cháu bé bị tai nạn phải nộp đủ 2 triệu đồng mới được cấp cứu "chỉ là hiểu lầm"

Liên quan đến video clip lan truyền trên mạng xã hội về việc một cháu bé bị tai nạn giao thông phải nộp đủ 2 triệu đồng mới được cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định vừa có văn bản khẳng định, nhân viên y tế không đưa ra phát ngôn về việc "nộp đủ tiền mới được cấp cứu". Tuy nhiên, trong quá trình trao đổi thủ tục hành chính, có thể đã xảy ra hiểu lầm khiến người đưa cháu bé hiểu sai sự việc và quay video đăng tải lên mạng xã hội.

Bí mật thành công của những ‘dealmaker’ bất động sản hàng đầu thế giới

Sự khan hiếm luôn là chất xúc tác mạnh mẽ cho khát khao sở hữu, đặc biệt trong thế giới của tầng lớp thượng lưu. Với họ, một bất động sản không thể sao chép không chỉ thoả mãn cảm xúc cá nhân mà còn là tuyên ngôn đẳng cấp và quyền lực. Hiểu rõ tâm lý này, những “dealmaker” (nhà môi giới) bất động sản hàng đầu thế giới đã liên tục tạo ra những thương vụ triệu đô gây chấn động.