Tài chính

Mark Zuckerberg chịu áp lực tứ phía: Cổ đông viết thư yêu cầu cắt giảm nhân sự, ngừng đốt tiền vào vũ trụ ảo

Altimeter Capital Chair và CEO của quỹ đầu tư này là Brad Gerstner nói trong một bức thư gửi tới công ty Meta và CEO Mark Zuckerberg vào ngày thứ 2 rằng Meta đang có quá nhiều nhân viên và đang tiến hành những bước đi rất chậm chạp để giữ được niềm tin của các nhà đầu tư.

Altimeter Capital Chair vốn là nhà đầu tư vào Meta, họ viết thư nhằm gợi ý kế hoạch “lấy lại năng lượng” cho công ty bao gồm việc giảm chi phí nhân sự 20% và giới hạn những khoản đầu tư đắt đỏ của công ty vào công nghệ “vũ trụ ảo” xuống còn dưới 5 tỷ USD mỗi năm.

“Meta cần phải xây dựng lại niềm tin với các nhà đầu tư, nhân viên và cộng đồng công nghệ để thu hút, truyền cảm hứng và giữ chân những người tốt nhất trên thế giới. Trong ngắn hạn, Meta cần phải duy trì sự tập trung”, Gerstner viết trong bức thư.

Bức thư là tín hiệu mới nhất cho thấy các nhà đầu tư vào Meta đang bắt đầu lo lắng về tình hình kinh doanh gần đây của công ty. Cổ phiếu Meta đã giảm 61% trong năm 2022. Tính tới cuối quý 2 của năm nay, Altimeter Capital đang nắm giữ 2 triệu cổ phiếu Meta.

Họ cũng bày tỏ việc thiếu niềm tin vào tham vọng của công ty trong thế giới thực tế ảo và thực tế tăng cường. Meta đã thay đổi tên công ty để tập trung vào thiết bị phần cứng thực tế ảo và đang dành 10 tỷ USD mỗi năm cho công nghệ này.

Vào ngày 11/10, Meta đã ra mắt một thiết bị thực tế ảo cao cấp là Quest Pro. Tuy nhiên, có một vài tín hiệu cho thấy rằng thực tế ảo hay một vài ứng dụng vũ trụ ảo của công ty như Horizon Worlds khó có thể thành công.

“Hơn nữa, mọi người cũng đang phân vân xem vũ trụ ảo có mang lại ý nghĩa gì không. Nếu công ty đang đầu tư 1 – 2 tỷ USD mỗi năm vào dự án này, thì sự tranh cãi quanh nó có thể không phải là vấn đề”.

Tuy nhiên, ông Gerstner nói rằng việc chi tiền cho vũ trụ ảo của công ty có thể diễn ra trong hàng thập kỷ trước khi có thể hái trái ngọt.

“Khoản đầu tư ước tính trên 100 tỷ USD vào một tương lai không chắc chắn là quá mức chịu đựng và kinh khủng, dù là theo các tiêu chuẩn của thung lũng Silicon”, Gerstner nói.

Cuối cùng, Gerstner nói rằng Meta đang có quá nhiều nhân sự và tốn nhiều chi phí cho nhân sự. Nếu Meta có thể kiểm soát được chi phí này, ông nói họ có thể tăng gấp đôi dòng tiền và cải thiện giá cổ phiếu.

Ông nói rằng việc cắt giảm 20% chi tiêu cho nhân sự sẽ đưa Meta trở lại mức nhân sự vào năm ngoái và nói rằng công ty không thể vẫn chi tiêu như năm ngoái khi mà chi phí vốn và lãi suất đã tăng thời gian gần đây.

Trong bức thư, Gerstner nói rằng Altimeter Capital không có nhu cầu nào mà chỉ đơn giản muốn gắn kết với hoạt động quản lý của Meta.

Meta hiện chưa phản hồi bình luận về vấn đề này.

“Chúng tôi nghĩ rằng các khuyến nghị được nêu ở trên sẽ dẫn đến một công ty gọn gàng hơn, năng suất hơn và tập trung hơn - một công ty lấy lại được niềm tin và động lực của họ”.

"Vũ trụ ảo" có thực sự viển vông?

Công bằng mà nói, Meta đã xây dựng một mảng kinh doanh video game thành công kể từ khi mua Oculus với giá 2 tỷ USD vào năm 2014. Mảng vũ trụ ảo của họ có tên Reality Labs báo cáo doanh thu 2,3 tỷ USD vào năm 2021 – phần lớn tới từ doanh thu của thiết bị Quest 2 VR.

Tuy nhiên, cho mỗi đồng doanh thu của VR, Meta mất 5 USD vào năm ngoái. Thay vì tập trung vào cố gắng cải thiện tính kinh tế về mặt kinh doanh, Zuckerberg đang chạy theo tốc độ tăng trưởng. Thiết bị mới nhất của Meta là mẫu Quest Pro giá 1.500 USD nhắm tới không chỉ người chơi game mà cả nhân viên văn phòng – mảng được cho là rất tiềm năng.

Nói tại sự kiện ra mắt Quest Pro, Mark tuyên bố rằng tham vọng của anh với những thiết bị cao cấp này – giá cao gấp 3 lần Quest 2, là chúng có thể thay thế laptop và máy tính bàn ở văn phòng, nhờ vào những phần mềm hiệu quả chạy trong đó. Điều này dẫn tới một số điều thú vị, cho thấy khoảng cách rõ ràng giữa thế giới quan của Mark - một siêu tỷ phú ham mê công việc và thế giới quan của những người không điều hành công ty đa quốc gia từ một khu bất động sản 1.500 mẫu tại Hawaii.

Mark nói về cách “tuyệt với” mà thế giới ảo sẽ “che phủ công việc của bạn và những người bạn đang tương tác lên ngay trên thế giới thực”.

Giám đốc điều hành Accenture là Julie Sweet đã trình chiếu màn hình để khoe đơn hàng 60.000 chiếc Quest 2 từ công ty tư vấn của cho các cuộc họp và CEO Satya Nadella của Microsoft cũng tuyên bố: Microsoft 365 sẽ có trong vũ trụ ảo của Facebook.

Thật dễ hiểu tại sao Microsoft đưa ra quyết định kể trên nhưng thật khó để xem bằng cách nào – hay bất kỳ thứ gì Zuckerberg tuyên bố vào tuần trước – sẽ truyền cảm hứng, tạo tình yêu cho mọi người với vũ trụ ảo.

Meta đang giới thiệu một công nghệ làm việc từ xa đắt đỏ cùng lúc khi mà hầu hết CEO ở Mỹ yêu cầu nhân viên quay trở lại văn phòng làm việc và cắt giảm nhân sự. Trên thực tế, Meta đã đổ rất nhiều tiền vào thực tế ảo – lỗ tích lũy 27 tỷ USD kể từ năm 2019 – điều này cần phải sự chấp nhận lớn để khiến đặt cược này có thể đơm hoa kết trái. Điều này có thể sẽ không tới từ video game - vì vậy họ chuyển sang bán thiết bị văn phòng.

Tất nhiên, các vấn đề của Meta còn nằm ngoài khả năng bán hàng. Phần cứng và phần mềm mà Zuckerberg đã công bố dường như được định giá quá cao và chưa được chỉn chu. Quest Pro có giá tương đương với một máy tính xách tay cao cấp nhưng với thời lượng pin chỉ một hoặc hai giờ và giới hạn về sức mạnh xử lý.

Tất cả những điều này khiến nó khác xa so với một thiết bị thay thế PC. Trong buổi nói chuyện của mình, Zuckerberg đã khoe rằng các nhân vật trong Horizon sẽ có chân trong tương lai gần. Anh ấy thậm chí đã đã minh họa bằng cách nhảy lên và xuống. Hai ngày sau, Meta cho biết chiếc chân VR mà CEO Mark khoe đã không được hiển thị bằng phần mềm trí tuệ nhân tạo của Quest Pro.

Những người bảo vệ Zuckerberg, phần lớn là các đồng nghiệp ở Thung lũng Silicon dường như lo lắng rằng cảm xúc của siêu tỷ phú có thể bị tổn thương. Chính vì vậy, họ kêu gọi người tiêu dùng và những người chỉ trích phải có cách tiếp cận thận trọng, chờ đợi và quan sát. Nhà đầu tư Michael Seibel đã tweet: “Những người đang chê bai Zuck và Oculus nên im lặng. Anh ấy đang cố gắng phát minh ra thứ gì đó mới. Chỉ cần cho anh ấy một chút thời gian để thử”.

Nguồn: Bloomberg, CNBC

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Đà Nẵng rà soát loạt dự án được giao đất nhưng... bỏ hoang

Ngày 25/10, UBND TP Đà Nẵng cho biết vừa có văn bản yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), UBND quận huyện tiến hành rà soát, lập danh sách, hồ sơ quản lý đối với các dự án, công trình đã được giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án mà không sử dụng đất 12 tháng liên tục hoặc tiến độ đưa đất vào sử dụng chậm 24 tháng theo quy định để báo cáo Bộ TN&MT.

Giá USD vọt tăng cao nhất trong 3 năm qua

Phiên giao dịch ngày 25/10, Ngân hàng Nhà nước tăng mạnh tỷ giá tham khảo, với mức tăng gần 500 đồng/USD. Đây là mức tăng mạnh nhất trong 3 năm gần đây. Tỷ giá USD tăng mạnh cũng gây áp lực khiến giá vàng chững lại, giảm 300.000 đồng/lượng.

Cơ sở nào để con trai bà Nguyễn Phương Hằng xin đặt 10 tỷ bảo đảm cho mẹ tại ngoại?

TPO - Sáng 25/10, trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Quang Tuấn (SN 1990, ngụ Quận 7, TPHCM) xác nhận đã có đơn gửi Cơ quan CSĐT Công an TPHCM và Viện KSND TPHCM xin đặt số tiền 10 tỷ đồng để bảo đảm cho mẹ là bị can Nguyễn Phương Hằng (Tổng giám đốc Cty CP Đại Nam) được tại ngoại để chữa bệnh.