Tài chính

Made in America đã quay trở lại khiến các nhà máy ở Mỹ sốt sắng tìm công nhân

Nhu cầu sử dụng lao động ở Mỹ lớn do Made in America đã quay trở lại

Hãng tin CNN đưa tin, báo cáo việc làm tháng 9 công bố hôm 7/10 cho thấy, các nhà sản xuất Mỹ đã bổ sung thêm 22.000 công nhân trong tháng 9, tăng gần 500.000 việc làm trong lĩnh vực này trong suốt 12 tháng qua.

Gần 13 triệu công nhân làm việc trong các nhà máy của Mỹ tạo thành lực lượng lao động lớn nhất của ngành kể từ khi cuộc Đại suy thoái khiến việc làm trong lĩnh vực này giảm mạnh hơn một thập kỷ trước. Việc làm trong lĩnh vực sản xuất đã tăng với tốc độ khoảng 4% hàng năm kể từ tháng 4, tốc độ tăng trưởng bền vững nhanh nhất kể từ năm 1984, khi tỷ trọng việc làm của ngành này tăng gấp đôi.

Các nhà tuyển dụng nói rằng họ hiện đang cạnh tranh để tìm thêm công nhân. Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, ngành công nghiệp này có khoảng 800.000 việc làm trong năm ngoái.

Với việc chuỗi cung ứng đang gây ra nhiều vấn đề trong nền kinh tế toàn cầu, nhiều công ty Mỹ phụ thuộc vào các nhà cung cấp ở nước ngoài đã chuyển trọng tâm sang các nguồn linh kiện và hàng hóa gần nhà hơn nhiều.

"Nhiều linh kiệu phải mất hàng tháng trời chế tạo nên họ quyết định sẵn sàng trả giá sản xuất theo mức giá của Mỹ để đẩy nhanh tiến độ", Giám đốc sản xuất của Jennison Corporation ở Carnegie, Pennsylvania, Hayden Jennison, cho biết, công ty sản xuất tất cả từ thiết bị chữa cháy đến máy móc xây dựng. Theo ông, nhu cầu đối với hàng hóa công ty ông cũng đã đủ để tăng thêm một ca làm việc cho công nhân nhà máy. Nhưng ngay cả khi đang trả lương từ 20 đến 30 USD/giờ, ông vẫn chưa tìm được công nhân.

Made in America đã quay trở lại khiến các nhà máy ở Mỹ sốt sắng tìm công nhân - Ảnh 1.

Made in America đã quay trở lại Mỹ. Ảnh: Getty

"Việc tuyển dụng đã là một vấn đề nan giải kể từ năm 2020", Jennison nói. "Rất khó để thuê những ứng viên có kinh nghiệm, tường tận về ngành nghề và hiểu bản thân đang làm gì".

Thông thường, công việc và sản lượng của nhà máy bị ảnh hưởng trong thời kỳ suy thoái kinh tế, giống như trong thời kỳ Đại suy thoái. Nhưng ngay cả khi lo ngại về một cuộc suy thoái đang gia tăng hiện nay, các chuyên gia trong ngành cũng không kỳ vọng cơ hội việc làm lần này sẽ rơi vào chu kỳ bùng nổ rồi phá sản quen thuộc.

Jay Timmons, Giám đốc điều hành của Hiệp hội các nhà sản xuất Mỹ cho biết: "Tôi nghĩ chúng ta đang ở trong vùng đất chưa được khai phá. Cứ 100 cơ hội việc làm trong lĩnh vực này, chúng tôi chỉ có 60 người đang tìm kiếm. Tôi nghĩ sẽ mất khá nhiều thời gian để lấp đầy đường ống dẫn đó".

Timmons cho biết, lương thưởng trong ngành đã tăng 5% trong năm qua và ông hy vọng nó sẽ tiếp tục tăng khi các nhà sản xuất cạnh tranh để thu hút lao động tay nghề cao.

Các chuyên gia cho rằng một trong những vấn đề lớn nhất mà các nhà sản xuất gặp phải trong việc thu hút lao động là nhận thức của họ về bản chất công việc.

"Chúng tôi thường xem những hình ảnh về quá trình sản xuất và chúng tôi thấy những tia lửa cùng một môi trường hàn xì có lẽ hơi nhếch nhác, tối tăm. Nhưng nhìn chung, công việc sản xuất của chúng ta ngày nay là công nghệ cao",Giám đốc điều hành của một tổ chức phi lợi nhuận cung cấp dịch vụ tư vấn và đào tạo cho các nhà sản xuất quy mô vừa và nhỏ ở Đông Bắc Pennsylvania Eric Esoda, cho biết.

Ngày nay, không đến 10% cơ hội việc làm của khu vực tư nhân là trong lĩnh vực sản xuất, so với hơn 40% vào cuối Thế chiến II. Nhưng nó vẫn là một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế mang lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với nhiều lĩnh vực khác. Bộ Lao động Mỹ báo cáo rằng mức lương trung bình hàng tuần cho các công việc sản xuất là 1.250 USD, hay 65.000 USD/năm - cao hơn 11% so với các công việc khác trong khu vực tư nhân và cao hơn 81% so với các công việc bán lẻ.

Doanh nghiệp Mỹ muốn chứng minh Made in America không chỉ là một khẩu hiệu

Tại lễ khởi công các nhà máy bán dẫn mới của Intel ở Ohio, Tổng thống Joe Biden nói rằng công ty "sẽ xây dựng lực lượng lao động của tương lai" ngay tại bang Ohio. Vậy làm thế nào một ngành công nghiệp như chip - vốn đã bị thống trị từ lâu bởi các nhà sản xuất ở châu Á - lại tìm được vị trí ở Mỹ?

Theo Thomasnet (Mỹ), Intel đang xây dựng những công xưởng mà họ gọi là "địa điểm sản xuất silicon lớn nhất trên hành tinh" và Đạo luật Khoa học và CHIPS gần đây có thể giúp ước mơ này thành hiện thực.

Đạo luật cung cấp cho các công ty bán dẫn như Intel 52 tỷ USD tài trợ và chính sách này khuyến khích công ty tiếp tục với các dự án đầy tham vọng như dự án ở Ohio, nơi Intel dự kiến đầu tư ban đầu 20 tỷ USD vào hai nhà máy trên 4.000m2. Các kế hoạch này sẽ cho phép Intel sản xuất nhiều loại chip khác nhau khi nhu cầu thị trường thay đổi. Nhìn chung, họ có thể đầu tư lên đến 100 tỷ USD theo thời gian.

Doanh nghiệp Mỹ có lợi ích nhất định trong việc thống trị thị trường chip - đặc biệt là kể từ khi họ nhường vị trí nhà cung cấp số 1 cho Samsung vào năm ngoái. Giờ đây Intel hy vọng khắc phục tình trạng thiếu chip ảnh hưởng nặng nề đến khách hàng Mỹ do nhà sản xuất chính ở nước ngoài.

Nhìn chung, công ty cần khoảng 7.000 công nhân để đạt được mục tiêu của mình và thách thức lớn nhất đối với Intel có thể thực sự là lấp đầy những vị trí đó. Đầu năm nay, Tổng giám đốc Sản xuất, Chuỗi cung ứng và Hoạt động của Intel Keyvan Esfarjani nói rằng khu vực Columbus, Ohio là "một nơi tuyệt vời cho các tài năng đa dạng".

Để khởi động, mức lương ước tính hàng năm của công ty cho các công việc được tạo ra cao hơn gấp đôi so với mức trung bình của khu vực. Và vì khu tổ hợp này mất nhiều năm để xây dựng, với công suất đầy đủ vào năm 2025, nên các công việc sẽ không cần thiết cùng một lúc.

Trong khi đó, sự đóng góp của khuôn viên rộng lớn này có thể nâng cao danh tiếng của Columbus như một trung tâm công nghệ đang phát triển - hoàn chỉnh với các công việc có tay nghề cao, lương cao đi kèm với nó. Esfarjani nói: "Một dự án như thế này có tác động số nhân trong cộng đồng và nền kinh tế".

Cùng chuyên mục

Đọc thêm