Tài chính

Mắc kẹt chốn công sở: Nhân viên không dám nghỉ việc vì phải báo trước 4 tháng, nộp phí phạt ‘khủng’ để… bồi thường cho công ty

Mắc kẹt chốn công sở: Nhân viên không dám nghỉ việc vì phải báo trước 4 tháng, nộp phí phạt ‘khủng’ để… bồi thường cho công ty - Ảnh 1.

Mùa xuân năm ngoái, một bác sĩ tại Concentra, công ty chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp hàng đầu nước Mỹ, cho biết bản thân muốn nghỉ việc. Ông phàn nàn khối lượng công việc mỗi ngày với 40 bệnh nhân là quá lớn, trong khi thời gian nghỉ ngơi lại không có nhiều. Tuy nhiên, Concentra không để vị bác sĩ nộp đơn nghỉ việc dễ dàng như vậy.

Đại diện công ty khi đó tuyên bố sẽ thực thi một điều khoản trong hợp đồng, yêu cầu nhân viên phải thông báo nghỉ trước 120 ngày hoặc trả một khoản phí khổng lồ.

“Ban quản lý cho biết sẽ bắt chúng tôi trả tiền và thực thi hợp đồng”, vị bác sĩ thay mặt rất nhiều các cựu nhân viên khác của Concentra cho biết.

Người đàn ông này sau đó phải tiếp tục làm việc thêm 4 tháng, và trong khoảng thời gian đó, đành từ chối một vài lời mời từ các công ty không sẵn sàng chờ đợi lâu đến vậy. “Bạn chắc chắn cảm thấy bị mắc kẹt,” ông nói.

Các nhân viên cũ từng làm việc trong vai trò bác sĩ, y tá và trợ lý cũng phải tuân thủ quy tắc đúng 4 tháng. Mối đe dọa về khoản phạt nặng nề khiến họ không dám từ chức, ngay cả khi khối lượng công việc dày đặc khiến ai nấy đều mệt mỏi.

Lynn Craig, Giám đốc tiếp thị cấp cao của Concentra, cho biết các điều khoản trong thỏa thuận tuyển dụng của công ty là bí mật. “Tại Concentra, chúng tôi cam kết duy trì văn hóa tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau để thực hiện sứ mệnh cải thiện sức khỏe cho lực lượng lao động Mỹ”, bà nói trong một email.

Mắc kẹt chốn công sở: Nhân viên không dám nghỉ việc vì phải báo trước 4 tháng, nộp phí phạt ‘khủng’ để… bồi thường cho công ty - Ảnh 2.

Concentra yêu cầu nhân viên phải thông báo nghỉ trước 120 ngày hoặc trả một khoản phí khổng lồ.

Việc nhiều công ty đưa ra các điều khoản khiến nhân viên khó lòng bỏ việc đang gây ra làn sóng tranh cãi gay gắt. Theo giáo sư Peter Cappelli thuộc Đại học Pennsylvania, “để giữ chân nhân viên, bạn phải đối xử tốt với họ” thay vì ép buộc.

Được biết, Concentra cung cấp dịch vụ chăm sóc khẩn cấp, xét nghiệm ma túy và kiểm tra sức khỏe tại nơi làm việc hoặc các trung tâm y tế. Theo Bloomberg, nó phục vụ 170.000 nhà tuyển dụng, trong đó, hơn 400 người thuộc danh sách Fortune 500.

Dựa trên các bản sao hợp đồng lao động của Concentra, người lao động nghỉ việc phải “bồi thường” cho ban quản lý vì dừng “cung cấp dịch vụ”. Nó cũng bao gồm điều khoản cấm nhân viên không nhận việc tại các công ty cách Concentra trong bán kính 10 dặm để hạn chế rủi ro lôi kéo nhân viên nội bộ.

Theo các chuyên gia pháp lý, Concentra có thể sẽ gặp khó khăn trong việc thuyết phục phía tòa án duy trì quy tắc 120 ngày vì điều khoản này quá phiến diện. Jonathan Harris, giáo sư tại trường luật của Đại học Loyola Marymount, cho biết: “Tôi nghĩ sẽ rất khó để thực thi điều này”.

Được biết thời gian gần đây, các tòa án và cơ quan tiểu bang, liên bang đã chú ý nhiều hơn đến động thái hạn chế khả năng nghỉ việc công nhân tại nhiều doanh nghiệp. Vào tháng 6, Cục Bảo vệ Tài chính Người tiêu dùng (CFPB) tuyên bố sẽ tiến hành điều tra nếu nhân viên bị yêu cầu bồi thường chi phí đào tạo hoặc bị phạt nếu nghỉ việc quá sớm. Giám đốc của CFPB cho biết những thỏa thuận như vậy “có khả năng khiến nhân viên bị mắc kẹt tại chỗ.”

Mắc kẹt chốn công sở: Nhân viên không dám nghỉ việc vì phải báo trước 4 tháng, nộp phí phạt ‘khủng’ để… bồi thường cho công ty - Ảnh 3.

Mối đe dọa về khoản phạt nặng nề khiến nhiều nhân viên không dám từ chức, ngay cả khi khối lượng công việc dày đặc khiến họ quá mệt mỏi.

Hồ sơ tòa án Mỹ cũng cho thấy hàng trăm nhân viên chăm sóc sức khỏe đã bị các cơ quan nhân sự kiện vì cố gắng nghỉ việc hoặc từ chối làm việc. Vào tháng 1, Tổng chưởng lý New York phải kêu gọi chính quyền từ chối xử lý các trường hợp này.

Vào năm 2021, thẩm phán liên bang ra phán quyết, rằng một cựu nhân viên có thể đệ đơn kiện công ty cung cấp nhân sự Health Carousel LLC vì áp dụng khoản phí nghỉ việc lên tới 20.000 USD. Health Carousel LLC khi đó phủ nhận mọi cáo buộc.

Theo Paul DeCamp, cựu lãnh đạo dưới thời Tổng thống George W. Bush, cho biết các công ty có lý do chính đáng để yêu cầu bồi hoàn khi công nhân của họ nghỉ việc. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý “người sử dụng lao động nên để tâm đến tính công bằng trong mọi trường hợp”.

Theo: Bloomberg


Cùng chuyên mục

Đọc thêm