Công nghệ

Lý do Vivo X80 Pro được chọn để quay phim

X80 Pro thuộc dòng X series flagship nổi tiếng của thương hiệu Vivo, là một trong những dòng máy nổi bật ở sức mạnh quay chụp. Khi đạo diễn Lê Minh chọn smartphone này để quay phim thay thế thiết bị chuyên dụng, máy quay lớn khiến không ít người nghi ngờ, tò mò về chất lượng phim.

Nói về quyết định này, nam đạo diễn cho biết bộ phim "Biến mất ở Thư Viên" như sự tái khám phá lại những gì đã làm.

"Tôi đã làm dự án lần này với một sự nguyên sơ, giản dị và chân thành. Khi ta đã quen làm phim với các thiết bị to hơn cồng kềnh, thì việc chuyển sang sử dụng một thiết bị nhỏ gọn và linh hoạt như smartphone sẽ mang đến những góc nhìn mới, chú tâm hơn vào những chi tiết nhỏ trong câu chuyện", anh nói.

Toàn bộ cảnh phim quay bằng X80 Series. Ảnh: Vivo

Toàn bộ cảnh phim quay bằng X80 Series. Ảnh: Vivo

Ống kính trên điện thoại đồng chế tác với Zeiss, nhà sản xuất thiết bị quang học hàng đầu thế giới với hơn 175 năm kinh nghiệm. Tích hợp công nghệ xử lý ánh sáng, màu sắc theo chuẩn điện ảnh, smartphone Vivo X80 Pro được đạo diễn đặt niềm tin có thể thay thế cho một chiếc máy quay chuyên dụng để đem lại những thước phim đậm chất điện điện ảnh.

Bộ phim cũng thu hút ở phần kịch bản, chuyển thể từ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Bà có nhiều tác phẩm nổi tiếng, được giới làm phim điện ảnh Việt mến mộ và yêu thích. Một số tác phẩm chuyển thể nổi tiếng của nữ nhà văn như Cánh đồng bất tận, Tro tàn rực rỡ (đạt giải Busan Award ở liên hoan phim tại Hàn Quốc).

Nhà phê bình phim Lê Hồng Lâm viết trên trang cá nhân, việc chuyển thể từ truyện ngắn thành phim thường không dễ dàng. Đặc biệt ở những câu chuyện như "Biến mất ở Thư Viên", điện ảnh hóa những cảm xúc như vậy còn khó khăn hơn. Khác với ba bộ phim chuyển thể trước với bối cảnh và không gian văn hóa đậm đặc vùng sông nước miền Tây, bộ phim mới này lại diễn ra ở không gian đô thị, nơi sự biến mất của một nhân vật dường như có gửi gắm một ẩn dụ nào đó.

"Một bộ phim ngắn với khá nhiều thử nghiệm mới mẻ, từ nội dung cho đến hình thức thể hiện. Vì vậy mà tôi tò mò và có chút kỳ vọng vào Biến mất ở Thư Viên", Lê Hồng Lâm viết.

Nhà phê bình Lê Hồng Lâm. Ảnh: Facebook nhân vật

Nhà phê bình Lê Hồng Lâm. Ảnh: Facebook nhân vật

Nhà văn Phan Ý Yên cũng chờ đợi bộ phim, bởi cô cảm nhận "các truyện ngắn của chị Tư đều có sức lay động đặc biệt khi được chuyển thể thành phim. Giống như chúng có thêm gia vị của sự day dứt, nỗi nhớ và cả tình thương bình dị nhất của con người".

Nằm trong tuyển tập "Đảo" của Nguyễn Ngọc Tư, truyện ngắn "Biến mất ở Thư Viên" mang đến những lập luận và suy nghĩ khác nhau về kết thúc. Cách xây dựng nhân vật vừa thực lại hư.

Với nhiều người, các nhân vật chính đều đem lại cảm giác không có thật, chỉ là sản phẩm trí tưởng tượng của nữ chính. Nhưng cũng có người tin đó là một câu chuyện của những con người rất thật - họ mãi sống trong quá khứ mà không thể thoát ra và không thể sống cho hiện tại.

Biến mất ở Thư Viên với những nhân vật thật mà ảo. Ảnh chụp màn hình

"Biến mất ở Thư Viên" với những nhân vật thật mà ảo. Ảnh chụp màn hình

Với đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh, thực hay hư đều không cần phải rõ ràng. Vì đó chính là cái để người xem tự tưởng tượng.

"Có biến mất thật hay chưa bao giờ tồn tại, hãy để nó là câu trả lời của mỗi chúng ta. Phim ngắn không có đúng hay sai, cũng không cần phải giải quyết được vấn đề. Phim ngắn là để cho chúng ta tự xây dựng lên câu chuyện và kết thúc của chính người xem", đạo diễn chia sẻ.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm