Tài chính

Lý do giám đốc, thành viên hội đồng quản trị nhiều doanh nghiệp từ nhiệm

Công ty CP Xây dựng số 5 (mã chứng khoán: SC5) vừa thông báo miễn nhiệm ông Phạm Văn Từ (55 tuổi) khỏi các vị trí Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật.

Trước đó, ông Từ được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị SC5 từ ngày 23/4/2019 và được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc từ ngày 31/7/2020. Ông có trình độ Kỹ sư Xây dựng, bắt đầu làm việc tại SC5 từ năm 2007. Ông Từ là cổ đông lớn, nắm gần 49% vốn điều lệ SC5.

Lý do giám đốc, thành viên hội đồng quản trị nhiều doanh nghiệp từ nhiệm - Ảnh 1.

Sau khi miễn nhiệm ông Từ, SC5 bổ nhiệm ông Nguyễn Kinh Kha (55 tuổi) vào vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty, bắt đầu từ ngày 2/4/2023.

Tương tự, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - mã chứng khoán: EIB) cũng có thông báo nhận được đơn từ nhiệm của 2 thành viên Hội đồng quản trị là ông Nguyễn Hiếu và ông Nguyễn Thanh Hùng với lý do cá nhân. Cả hai thành viên Hội đồng quản trị này đều nộp đơn xin từ nhiệm vào ngày 5/4.

Đáng chú ý, ông Nguyễn Hiếu và ông Nguyễn Thanh Tùng là nhân sự lãnh đạo được đề cử bởi hai nhóm cổ đông khác nhau, mới được bầu vào Hội đồng quản trị Eximbank nhiệm kỳ VII (2020 - 2025) tại phiên họp đại hội cổ đông thường niên diễn ra ngày 15/2/2022.

Trong đó, ông Nguyễn Thanh Tùng là Phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Phó tổng giám đốc Bamboo Capital - nhân sự được đề cử bởi nhóm cổ đông lớn gồm ông Nguyễn Hồ Nam, bà Lê Thị Mai Loan, Công ty CP Thắng Phương, Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ Helios.

Lý do giám đốc, thành viên hội đồng quản trị nhiều doanh nghiệp từ nhiệm - Ảnh 2.

Nhân sự cấp cao của Eximbank lại xáo trộn.

Còn ông Nguyễn Hiếu tham gia Hội đồng quản trị Eximbank được đề cử bởi nhóm cổ đông lớn, gồm các quỹ Lafelle Limited, Education Management Holdings Limited, ông Trần Công Cận và bà Ngô Thu Thúy - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Âu Lạc.

Với việc ông Nguyễn Hiếu và ông Nguyễn Thanh Tùng từ nhiệm, Hội đồng quản trị Eximbank chỉ còn 5 thành viên do bà Lương Thị Cẩm Tú làm Chủ tịch.

Công ty CP Tập đoàn Nhựa Đông Á (mã chứng khoán: DAG) vừa thông qua đơn từ nhiệm của ông Nguyễn Xuân Trường - Chủ tịch Hội đồng quản trị và bà Bùi Thẩm Châu - Thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Lý do được ông Trường đưa ra là thường xuyên phải đi công tác nước ngoài, ảnh hưởng đến công tác điều hành Hội đồng quản trị. Còn bà Châu cho biết, công việc riêng bận rộn, không sắp xếp được thời gian để đảm nhiệm được công việc phân công.

Ông Trường là thành viên Hội đồng quản trị của DAG từ tháng 4/2022. Bà Châu được bổ nhiệm vào Hội đồng quản trị từ tháng 6/2020. Tính đến cuối năm 2022, ông Trường và bà Châu đều không sở hữu cổ phần nào tại Nhựa Đông Á.

Trong tài liệu họp đại hội cổ đông thường niên 2023, Nhựa Đông Á sẽ trình cổ đông về việc miễn nhiệm ông Trường và bà Châu. Hai người được đề cử là ông Trần Việt Thắng và ông Đường Ngọc Diệu. Vào tháng 12/2022, ông Diệu được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc DAG. Cuối tháng 3/2023, ông Thắng được bổ nhiệm làm Phó tổng Giám đốc phụ trách tài chính Nhựa Đông Á.

Lý do giám đốc, thành viên hội đồng quản trị nhiều doanh nghiệp từ nhiệm - Ảnh 3.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn Nhựa Đông Á xin từ nhiệm với lý do thường xuyên đi nước ngoài.

Bà Đặng Thị Hoàng Yến - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (mã chứng khoán: ITA) cũng vừa ký quyết định miễn nhiệm chức vụ Tổng giám đốc với ông Đặng Quang Hạnh từ ngày 1/4. Ông Hạnh có trách nhiệm bàn giao toàn bộ công việc, hồ sơ tài liệu đang quản lý cho Tổng giám đốc mới.

Thông báo của ITA không nêu rõ lý do miễn nhiệm. Sau khi bị miễn nhiệm, ông Hạnh vẫn là một trong ba thành viên Hội đồng quản trị ITA. Ông Hạnh năm nay 61 tuổi, là em ruột bà Đặng Thị Hoàng Yến và anh trai ông Đặng Thành Tâm - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (mã chứng khoán: KBC).

Đây là lần thứ hai ông Hạnh rời ghế tổng giám đốc ITA sau khi trở lại vị trí này vào tháng 5/2022, tức chưa đầy một năm đương nhiệm. Vào năm 2017, ông Hạnh từng ngồi ghế Tổng giám đốc ITA nhưng chỉ khoảng 1 tháng đã xin từ nhiệm vì không thường xuyên có mặt tại công ty để điều hành công việc.

Ngoài ra, hàng loạt doanh nghiệp khác cũng có nhiều nhân sự cấp cao nghỉ việc. Chẳng hạn, Công ty CP Xây dựng số 1 (mã chứng khoán: VC1) thông báo nhận được đơn từ nhiệm chức vụ Thành viên Hội đồng quản trị của ông Hoàng Thiệu Bảo vì lý do cá nhân. Công ty CP Xây dựng Điện VNECO4 (mã chứng khoán: VE4) nhận được đơn từ nhiệm chức danh Thành viên Hội đồng quản trị của ông Nguyễn Văn Bốn cũng với lý do cá nhân.

Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia I.D.I (mã chứng khoán: IDI) nhận được đơn từ nhiệm chức danh Phó chủ tịch Hội đồng quản trị của ông Lê Văn Chung sau 5 năm đương nhiệm với lý do đáp ứng theo quy định tại điểm b, khoản 5, điều 162 Luật doanh nghiệp năm 2020. Công ty CP Vận tải Xăng dầu VITACO (mã chứng khoán: VTO) thông báo nhận được đơn từ nhiệm chức danh Trưởng Ban kiểm soát của ông Nguyễn Tiến Dũng và chức danh Thành viên Ban kiểm soát của bà Phạm Thúy Hà với lý do cá nhân.

Lý do giám đốc, thành viên hội đồng quản trị nhiều doanh nghiệp từ nhiệm - Ảnh 4.

Em trai bà Đặng Thị Hoàng Yến - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo lần thứ 2 rời ghế Tổng giám đốc.

Công ty CP City Auto (mã chứng khoán: CTF) thông báo, nhận được đơn từ nhiệm chức danh Trưởng Ban kiểm soát và Thành viên Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2020 - 2024 của bà Lê Thị Thương Thương vì lý do cá nhân. Công ty CP Đầu tư Tài sản KoJi (mã chứng khoán: KPF) nhận được đơn từ nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị của ông Vũ Ngọc Hoàng vì lý do cá nhân. KPF cũng thông báo nhận được đơn từ nhiệm chức danh Thành viên Hội đồng quản trị của bà Phạm Nguyễn Thoa (do cần tập trung cho công tác chuyên môn) và Thành viên Hội đồng quản trị của ông Nguyễn Tuấn Anh.

Công ty CP Khoáng sản và Vật liệu Xây dựng Lâm Đồng (mã chứng khoán: LBM) thông báo nhận được đơn từ nhiệm chức vụ Trưởng Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2022 - 2026 của bà Lê Thị Thủy với lý do cá nhân. Công ty CP Xuất nhập khẩu Y tế Domesco (mã chứng khoán: DMC) nhận được đơn từ nhiệm chức danh Thành viên Ban kiểm soát của ông Servane Marie Amelie Gorgiard vì lý do cá nhân.

Công ty CP Quản lý quỹ Thiên Việt (mã chứng khoán: TVGF3) nhận được đơn từ nhiệm chức danh Thành viên Ban đại diện Quỹ đầu tư Tăng trưởng Thiên Việt 3 vì lý do cá nhân. Công ty CP Tập đoàn Sao Mai (mã chứng khoán: ASM) nhận đơn từ nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị của bà Lê Thị Nguyệt với lý do đáp ứng theo quy định tại điểm b, khoản 5, điều 162 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Cũng với lý do này, ASM cũng thông báo nhận được đơn từ nhiệm chức vụ Thành viên Hội đồng quản trị của ông Lê Thanh Thuấn, Tổng Giám đốc công ty.

Các tin khác

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Giá vàng giảm mạnh

Sáng nay (2/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Vàng miếng SJC có nơi giảm còn 118,5 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn về 114,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng rơi thẳng đứng

Giá vàng thế giới rơi thẳng đứng trong phiên giao dịch Mỹ ngày 1.5, nâng tổng mức giảm trong ngày lên 84 USD/ounce, tương ứng mức mất giá mạnh nhất lên 2,6%.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Miền Bắc rét đến bao giờ?

Hôm nay (1/4), miền Bắc tiếp tục rét, vùng núi có rét đậm với nhiệt độ thấp nhất từ 13-16 độ, cao nhất 19-22 độ.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.