Doanh nghiệp

LVMH vs H&M: Khi ngành xa xỉ đánh bại thời trang ‘ăn liền’ trong khủng hoảng

Theo tờ Quartz, báo cáo kết quả kinh doanh của tập đoàn hàng xa xỉ lớn nhất thế giới LVMH đã đánh bại một trong những hãng thời trang nhanh (thời trang ăn liền) nổi tiếng toàn cầu là H&M, qua đó cho thấy sức chống chịu khủng khiếp của giới siêu giàu bất chấp lạm phát, dịch bệnh hay khủng hoảng.

Tập đoàn LVMH của Pháp, sở hữu những thương hiệu đình đám như Louis Vuitton, Christian Dior, Tiffany’s, Sephora... đã báo cáo một năm kinh doanh lợi nhuận kỷ lục 2022. Tổng doanh thu của hãng đạt mức kỷ lục 79,2 tỷ Euro, tương đương 86,2 tỷ USD, còn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đạt 21,1 tỷ Euro, tương đương 23 tỷ USD. Cả 2 chỉ số này đều có mức tăng trưởng 23% so với cùng kỳ năm trước.

Bất chấp tình hình dịch kinh tế khó khăn trên toàn cầu, doanh số bán hàng của LVMH vẫn tăng mạnh ở Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản. Nguyên nhân chính là nhu cầu tiêu dùng hàng xa xỉ của giới nhà giàu vẫn vô cùng mạnh mẽ, chưa kể đến việc sự mở cửa trở lại của ngành du lịch cũng thúc đẩy tiêu dùng trong giới đại gia.

 LVMH vs H&M: Khi ngành xa xỉ đánh bại thời trang ‘ăn liền’ trong khủng hoảng  - Ảnh 1.

Mặc dù LVMH rút khỏi thị trường Nga trong năm 2022 nhưng đóng góp của khách hàng nơi đây trong tổng doanh thu của hãng là khá nhỏ so với Mỹ và Trung Quốc.

Trái ngược lại với sự bùng nổ của LVMH là một năm ảm đạm của H&M, hãng thời trang nhanh lớn thứ 2 thế giới sau Inditex (Zara). Lợi nhuận ròng của H&M kết thúc năm tài khóa vào cuối tháng 11/2022 đã giảm 68% so với cùng kỳ năm trước, xuống chỉ còn 3,6 tỷ Kronor, tương đương 349 triệu USD.

CEO Helena Helmersson của H&M thừa nhận doanh số bán hàng chững lại trong tháng 2/2022 cùng quyết định rời khỏi thị trường Nga đã ảnh hưởng nặng đến lợi nhuận của công ty.

“Nga là một thị trường quan trọng và đầy lợi nhuận của H&M và sự rút lui này đã ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh của chúng tôi”, CEO Helmersson ngậm ngùi.

Ngoài ra, vị CEO này còn cho biết giá nguyên liệu tăng, chi phí vận tải, logistic đi lên cùng đồng USD quá mạnh đã khiến H&M gặp khó. Thế rồi giá năng lượng quá cao tại Châu Âu càng khiến H&M gặp rắc rối trong việc cắt giảm chi phí. Thậm chí hãng đã có đợt sa thải diện rộng vào tháng 11/2022 nhưng chẳng giảm thiểu được thiệt hại là bao.

Thị trường trăm tỷ USD

Báo cáo tháng 11/2022 của hãng tư vấn Bain&Co cho thấy thị trường hàng xa xỉ ước tính đạt tổng giá trị 540-580 tỷ Euro, tương đương 588-631 tỷ USD vào năm 2030, tăng 60% so với mức 353 tỷ Euro của năm 2022.

Tệp khách hàng trên thị trường này từ mức 200 triệu người hiện nay sẽ tăng lên đến 500 triệu người vào cuối thập niên này.

Nguyên nhân chính của sự bùng nổ bất chấp những thách thức của nền kinh tế hiện nay là do Trung Quốc mở cửa trở lại, qua đó dần hồi phục sau đại dịch trong khi đây là một trong những thị trường chính của ngành hàng xa xỉ.

Tiếp đó, nền kinh tế Mỹ lẫn Châu Âu được cho là sẽ chống chịu tốt với những thách thức hiện nay, từ lạm phát cho đến nguy cơ khủng hoảng.

Cuối cùng, Bain&Co nhận định thị trường xa xỉ Ấn Độ sẽ tăng gấp 3,5 lần so với hiện nay vào năm 2030 do dân số cũng như kinh tế tăng trưởng mạnh.

 LVMH vs H&M: Khi ngành xa xỉ đánh bại thời trang ‘ăn liền’ trong khủng hoảng  - Ảnh 2.

Đồng quan điểm, tờ Financial Times (FT) nhận định ngành hàng xa xỉ cho giới nhà giàu có lẽ là mảng hiếm hoi chống chịu lại được với khủng hoảng kinh tế. Trong khi doanh số bán lẻ đi xuống, thị trường chứng khoán mất 20% giá trị trong năm 2022 thì chi tiêu cho ngành xa xỉ vẫn tăng mạnh.

“Với giới siêu giàu, việc giảm chi tiêu từ 100.000 USD/tháng xuống 80.000 USD/tháng chẳng thay đổi gì nhiều khi nền kinh tế khó khăn. Trong khi đó người giàu thì có quá nhiều nên thị trường hàng xa xỉ vẫn có nhu cầu cao”, CEO Milton Pedraza của Viện hàng xa xỉ “Luxury Institute” nhận định.

Ở một khía cạnh khác, báo cáo của Bain&Co cho thấy lượng khách hàng Gen Y (Millennial-sinh trong khoảng 1980-2000) và Gen Z (1997-2012) là đối tượng chi tiêu chủ yếu. Tuy nhiên từ nay đến năm 2030, các khách hàng Gen Z và Gen Alpha (sinh sau năm 2010) sẽ tăng chi tiêu nhanh gấp 3 lần so với những thế hệ khác trong mảng hàng xa xỉ, qua đó chiếm 1/3 tổng thị trường.

Nguyên nhân chính của tình trạng này là do thế hệ Gen X tiếp xúc và mua hàng xa xỉ sớm hơn Gen Y 3-5 năm, ngay từ lúc 15 tuổi so với 18-20 tuổi trước đây. Tương tự, Gen Alpha cũng được cha mẹ mua hàng xa xỉ từ bé, qua đó mở rộng độ tuổi tệp khách hàng của ngành này.

*Nguồn: FT, Quartz

Các tin khác

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

NBC: FBI tịch thu sổ ghi chép của Tổng thống Biden

TPO - Những cuốn sổ tay mà Tổng thống Joe Biden sử dụng trong thời gian làm Phó Tổng thống đã bị Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) tịch thu trong cuộc khám xét tại nhà riêng của ông vào tuần trước, nguồn thạo tin tiết lộ với NBC.

Bao giờ đất vườn lại “sốt”?

Đây có lẽ là loại hình bất động sản (BĐS) chịu ảnh hưởng thanh khoản mạnh nhất từ thời điểm siết tín dụng đến nay.

Trợ lực suy giảm, ngành phân bón cần ứng phó thế nào?

"Sang năm 2023 một số yếu tố thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh có thể giảm nên các doanh nghiệp phân bón cần tiết giảm chi phí, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tối ưu hóa quy trình", ông Phùng Hà - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam nhận định.

Đẩy mạnh cho vay tín dụng tiêu dùng để đẩy lùi tín dụng đen

Số liệu thống kê thực tế cho thấy, hiện dư nợ của các công ty tài chính tiêu dùng được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp phép chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 2%) trong tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng, chưa kể sự bùng phát của các app cho vay với thủ tục nhanh gọn lôi kéo người dân có nhu cầu vay nhanh.