Doanh nghiệp

Luật hóa Nghị quyết 68 ‘cấp cứu’ mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Thưa TS. Trần Xuân Lượng, ông đánh giá thế nào về việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 68 vào thời điểm này?

TS. Trần Xuân Lượng: Nghị quyết 68-NQ/TW ra đời vào một thời điểm không thể phù hợp hơn - khi nền kinh tế đang đối mặt với áp lực phục hồi sau đại dịch, còn khu vực kinh tế tư nhân thì vẫn đang loay hoay với những rào cản cũ, đặc biệt là về đất đai. Đây không chỉ là một văn bản định hướng, mà là bước ngoặt thể hiện rõ sự thay đổi trong tư duy chính sách của Đảng và Nhà nước – từ chỗ “ủng hộ” sang “cam kết hành động” để hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân phát triển.

Luật hóa Nghị quyết 68 ‘cấp cứu’ mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ảnh 1

TS. Trần Xuân Lượng - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đánh giá Thị trường Bất động sản Việt Nam. Ảnh: Phan Chính.

Trong nhiều năm, chúng ta đã nói rất nhiều về vai trò của kinh tế tư nhân như một trụ cột của nền kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế, doanh nghiệp - đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa - lại thiếu đi những đòn bẩy chính sách cụ thể, nhất là trong tiếp cận đất đai. Không có đất sản xuất, họ không thể mở rộng quy mô, cũng không thể đầu tư lâu dài. Chính vì vậy, điểm đột phá của Nghị quyết 68 nằm ở việc lần đầu tiên xác lập rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc “mở đường” - nghĩa là phải chủ động gỡ bỏ những vướng mắc về thể chế, quy trình, giá cả và mặt bằng.

Tôi gọi tinh thần của Nghị quyết 68 là một dạng “luật tiếp đất” - bởi vì nếu không có mặt bằng ổn định thì mọi chính sách khác, từ vốn, nhân lực đến công nghệ, đều sẽ trở nên hình thức. Đất đai không chỉ là một yếu tố sản xuất, mà là nền móng để huy động và kết nối tất cả nguồn lực khác. Việc cấp bách hiện nay là không để Nghị quyết này chỉ dừng lại ở văn bản định hướng, mà phải nhanh chóng được luật hóa thành hành lang pháp lý rõ ràng, công bằng, thực thi được - nếu chúng ta thực sự nghiêm túc với mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân một cách bền vững.

- Cụ thể, ông thấy hiện nay doanh nghiệp nhỏ và vừa đang gặp vướng mắc gì lớn nhất liên quan đến đất đai?

TS. Trần Xuân Lượng: Có thể gói gọn trong ba điểm: thủ tục, chi phí và cơ chế.

Thứ nhất, thủ tục hành chính trong giao đất, thuê đất hiện rất rối rắm, nhiều tầng nấc. Một doanh nghiệp dù làm đúng pháp luật vẫn có thể bị chặn bởi những quy trình kéo dài, thiếu minh bạch.

Thứ hai, giá thuê đất đang vượt quá sức chịu đựng, đặc biệt trong các khu công nghiệp. Theo báo cáo KTG Industrial, giá thuê dao động từ 145-200 USD/m² - quá cao so với khả năng của doanh nghiệp nhỏ.

Thứ ba, nhiều nơi thiếu quỹ đất sạch, hạ tầng lại không đồng bộ. Không ít doanh nghiệp phải “mượn tay” một nhà đầu tư lớn rồi quay lại thuê lại chính đất của mình - điều này làm méo mó thị trường và triệt tiêu động lực phát triển.

Vì thế, việc luật hóa nghĩa vụ dành quỹ đất cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là rất cấp bách, như một cơ chế tương tự chính sách nhà ở xã hội.

- Vậy, ông có thể chia sẻ rõ hơn về đề xuất luật hóa này? Vì sao cần thiết phải cụ thể hóa bằng luật?

TS. Trần Xuân Lượng: Tôi đề xuất ba nhóm giải pháp chính gồm: Thứ nhất, cần luật hóa nghĩa vụ dành quỹ đất cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, theo mô hình đã áp dụng thành công với nhà ở xã hội. Cụ thể, mỗi địa phương nên dành tối thiểu 30% quỹ đất trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp cho DNVVN. Việc này phải được luật hóa để đảm bảo tính bắt buộc, không mang tính khuyến khích chung chung. Giá thuê cần ưu đãi, minh bạch, đi kèm hạ tầng thiết yếu như điện, nước, viễn thông.

Luật hóa Nghị quyết 68 ‘cấp cứu’ mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ảnh 2

TS. Trần Xuân Lượng cho rằng, mặt bằng sản xuất cạn kiệt - Luật hóa Nghị quyết 68 là cấp thiết. Ảnh: Phan Chính.

Thứ hai, là tận dụng trụ sở công dư thừa - đây là nguồn tài sản công lớn đang bị bỏ phí. Những địa điểm này có thể cho doanh nghiệp thuê làm văn phòng, trung tâm điều hành, trung tâm khởi nghiệp… không cần ngân sách đầu tư nhưng tạo hiệu quả xã hội - kinh tế rõ rệt.

Thứ ba, thực tế tại nhiều địa phương như Bắc Ninh, Long An, hay Đồng Nai cho thấy doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng khó tiếp cận mặt bằng sản xuất ổn định do khan hiếm quỹ đất sạch, hạ tầng thiếu đồng bộ và thủ tục hành chính rườm rà. Nhiều doanh nghiệp dù đã có đất phù hợp quy hoạch và đủ điều kiện pháp lý, vẫn bị "chặn bước" bởi cơ chế xin - cho, chi phí không chính thức hoặc quy trình phê duyệt rối rắm. Không ít trường hợp phải mượn danh nhà đầu tư lớn để hợp thức hóa dự án, sau đó thuê lại chính mảnh đất của mình - một cách làm méo mó thị trường, đẩy chi phí lên cao và triệt tiêu động lực mở rộng sản xuất.

Do đó, cần thiết lập cơ chế cho phép doanh nghiệp - đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa - khi có quyền sử dụng đất hợp pháp, phù hợp với quy hoạch và đủ năng lực, được trực tiếp triển khai đầu tư mà không phải thông qua trung gian. Nhà nước cần đơn giản hóa thủ tục, minh bạch quy trình, nhằm giảm chi phí xã hội, bảo vệ tài sản hợp pháp và thúc đẩy môi trường cạnh tranh công bằng.

- Có ý kiến lo ngại rằng việc quy định cứng quỹ đất có thể làm chậm tiến độ đầu tư hoặc tăng chi phí cho các chủ đầu tư lớn. Quan điểm của ông thế nào?

TS. Trần Xuân Lượng: Tôi hiểu mối lo đó, nhưng thực tế là bài toán phát triển cần được nhìn đa chiều. Nếu không có sự kết nối giữa doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn, không có hệ sinh thái đồng hành, thì ngay cả các nhà đầu tư lớn cũng khó tối ưu hiệu quả.

Việc dành 10-30% quỹ đất cho DNVVN không làm triệt tiêu lợi nhuận mà còn giúp tạo nên môi trường kinh doanh lành mạnh, tăng năng lực cung ứng trong nước. Đây là cách để tạo “nội lực”, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu và giúp doanh nghiệp FDI có thêm đối tác cung ứng nội địa.

Chưa kể, chính sách này nếu được làm minh bạch, công bằng sẽ giảm được “chi phí ngầm”, rút ngắn thời gian đầu tư, từ đó còn tăng niềm tin

- Cuối cùng, ông muốn nhấn mạnh điều gì để chính sách “tiếp đất cho doanh nghiệp” sớm đi vào thực tế?

TS. Trần Xuân Lượng: Tôi cho rằng, Nghị quyết 68 đã đặt ra tinh thần rất đúng, rất rõ - giờ là lúc biến tinh thần đó thành chính sách cụ thể, công bằng, khả thi.

Chúng ta đã từng có mô hình “tiếp nhà” cho người lao động thông qua nhà ở xã hội, thì cũng nên có chính sách “tiếp đất” cho doanh nghiệp - nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa -những người đang giữ vai trò cột trụ trong chuỗi sản xuất, cung ứng.

Nếu không có đất, mọi nỗ lực hỗ trợ vốn, công nghệ, nhân lực… chỉ là hình thức. Ngược lại, khi doanh nghiệp có đất ổn định, có mặt bằng sản xuất dài hạn, họ sẽ đầu tư bài bản, tạo việc làm bền vững và đóng góp ngân sách lâu dài.

Việt Nam đang ở giai đoạn bản lề. Việc luật hóa Nghị quyết 68 chính là phép thử cho năng lực kiến tạo và điều hành chính sách của Nhà nước trong giai đoạn mới.

- Xin cảm ơn ông!

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới tăng vọt

Trong phiên giao dịch Mỹ ngày 12.6, giá vàng thế giới tăng thêm 20 USD, nâng tổng mức tăng trong ngày lên 55 USD/ounce, tiến sát mức 3.400 USD/ounce.

Home Credit trợ lực người tiêu dùng khi nhu cầu tăng cao dịp hè

Nắm bắt nhu cầu tiêu dùng tăng cao của người dân trong dịp hè, Home Credit triển khai chương trình “Ưu đãi hết cỡ - Sống vui hết mình” từ nay đến 8/7/2025 mang đến nhiều lựa chọn cho khách hàng khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính tiêu dùng của công ty.

Giá vàng tăng rất mạnh

Sáng nay (11/6), giá vàng trong nước tăng mạnh. Theo đó, giá vàng SJC lên trên mốc 118 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất hơn 117 triệu đồng/lượng.

Miền Trung bước vào đợt mưa rất lớn

Hôm nay (11/6), do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, khu vực miền Trung, Tây Nguyên, Nam Bộ bước vào đợt mưa rất lớn. Trọng tâm của mưa lớn là khu vực Quảng Trị - Quảng Ngãi, đỉnh điểm của mưa lớn ở miền Trung bắt đầu từ đêm nay, kéo dài đến 13/6.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Trong sáng nay (10/6), mưa to còn tiếp tục ở một số tỉnh miền Bắc, từ trưa chiều nay, mưa giảm nhanh. Những ngày tới, miền Bắc có thể ít mưa. Trong khi đó, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông kích thích gió mùa tây nam hoạt động mạnh khiến Tây Nguyên, Nam Bộ mưa to vào chiều tối các ngày 10-11/6.

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 1070/QĐ-TTg về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 của các bộ, cơ quan trung ương để phù hợp với tổ chức bộ máy sau sắp xếp và điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các nhiệm vụ, dự án của bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Người mua vàng lỗ nặng

Sáng nay (9/6), giá vàng miếng SJC quanh mốc 117 triệu đồng/lượng. Như vậy, chỉ sau 2 tháng, nhà đầu tư “đu" đỉnh vàng lỗ hơn 9 triệu đồng/lượng

Hải Phòng thu ngân sách cao kỷ lục

Trong 5 tháng đầu năm nay, TP. Hải Phòng thu ngân sách Nhà nước đạt gần 70.700 tỷ đồng, trong đó thu nội địa hơn 37.100 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu hơn 32.900 tỷ đồng.

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (7/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về sát mốc 117 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 116,5 triệu đồng/lượng.

Chubb Life cập nhật giá đơn vị Quỹ Liên kết Đơn vị - Sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động

Sản phẩm Bảo hiểm Liên kết Đơn vị - Kế hoạch Tài chính Chủ động được thiết kế với các tính năng ưu việt nhằm đáp ứng đồng thời cả hai nhu cầu: Bảo vệ và Đầu tư. Với thông điệp “Đầu tư vững tâm – Bảo vệ vững vàng”, sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động góp phần hoàn thiện danh mục giải pháp tài chính toàn diện của Chubb Life Việt Nam trên hành trình thực hiện sứ mệnh bảo vệ người trụ cột và gia đình Việt.

Giá vàng đồng loạt tăng

Sáng nay (6/6), giá vàng trong nước đồng loạt tăng trở lại. Theo đó, vàng miếng SJC tiến sát mốc 118 triệu đồng/lượng và duy trì cao hơn giá vàng nhẫn 1,2 - 4 triệu đồng/lượng, tùy từng thương hiệu vàng.

Những smartphone Android mạnh mẽ nhất hiện nay

Việc chọn mua một chiếc smartphone Android chất lượng là điều quan trọng và người dùng thường dành thời gian nghiên cứu về chúng trước khi đưa ra quyết định.

Giá vàng quay đầu giảm mạnh

Sáng nay (4/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC lại quay về quanh mốc 117 triệu đồng/lượng.

Giá vàng tăng đồng loạt

9h30 sáng nay (3/6), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 116 - 118 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 200.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng. Trong khi đó, giá vàng nhẫn được điều chỉnh tăng mạnh.

Giá vàng giảm mạnh

Giá vàng giảm mạnh trong phiên giao dịch Mỹ ngày 30.5 sau khi nước này công bố chỉ số liên quan đến lạm phát.