Bất động sản

Lợi thế từ quy hoạch trung tâm hành chính mới quận Tây Hồ

Quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương tại Hà Nội, đến năm 2030 đã được phê duyệt. Theo đó, hệ thống trụ sở được xây dựng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, nâng cao hiệu quả làm việc của bộ máy hành chính cũng như để sắp xếp lại đô thị và giảm tải cho khu vực nội thành Hà Nội.

Khu vực quận Tây Hồ được lựa chọn bố trí 13 trụ sở làm việc có hình khối kiến trúc thống nhất về phía Bắc và Nam, gắn với 2 trục đường đô thị. Nơi đây sẽ thiết kế các công trình cao 12-25 tầng, các công trình phụ trợ, dịch vụ thương mại cao 6-34 tầng, thống nhất chỉ giới xây dựng lùi so với mặt đường chính 20m.

Phương án kiến trúc khu Tây Hồ Tây. Ảnh:SPMB

Phương án kiến trúc khu Tây Hồ Tây. Ảnh: SPMB

Việc đưa trụ sở các bộ, ngành về quận Tây Hồ giúp bất động sản nơi đây được hưởng lợi từ quy hoạch. Nhiều chủ đầu tư lớn đã rót vốn vào các dự án ở đây nhằm thỏa mãn khách hàng về một chốn an cư cao cấp, nhiều tiện ích hiện đại và được chú trọng an ninh.

Từ lâu, khu vực này đã được đánh giá có tiềm lực phát triển bất động sản cao cấp với các dự án "triệu đô". Tây Hồ có môi trường sinh thái hài hoà cùng với quy hoạch bài bản, nhiều công trình lớn, luôn được khách hàng thượng lưu "ưu ái" để lựa chọn làm nơi định cư .

Về hạ tầng giao thông, khu vực này sở hữu nhiều tuyến đường huyết mạch như: Võ Chí Công chạy từ đường Bưởi đến cầu Nhật Tân, kết nối sân bay Nội Bài, tuyến đường Hoàng Hoa Thám nối liền quận Tây Hồ với quận Ba Đình, các tuyến đường liên khu vực gồm Âu Cơ - Nghi Tàm, đoạn đường kéo dài từ Nguyễn Hoàng Tôn đến Lạc Long Quân...

Tuyến đường 8 làn xe Nguyễn Văn Huyên kéo dài chạy qua phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy), phường Xuân La (quận Tây Hồ) và phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm) đã bổ sung hạ tầng giao thông cho Tây Hồ, giúp việc đi lại của người dân trở lên thuận tiện, nhất là trong giờ cao điểm đồng thời cũng là đòn bẩy giúp nâng tầm bất động sản của khu vực.

Trên địa bàn quận cũng tập trung rất nhiều tiện ích sống cao cấp bao gồm hệ thống giáo dục quốc tế như trường mầm non quốc tế Hanoi Kindergarten, trường song ngữ quốc tế Hanoi Academy, trường quốc tế Liên Hợp Quốc Hà Nội. Hệ thống y tế phát triển với các bệnh viện lớn: Bệnh viện Tim Hà Nội 2, bệnh viện đa khoa Kwang Myung, bệnh viện đa khoa Medlatec, bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc, bệnh viện Asvelis Veterinary, phòng khám Raffles Medical Hanoi...

Ngoài ra, người dân còn có thể mua sắm tại nhiều trung tâm thương mại, siêu thị WinMart hay trung tâm thương mại Lotte Mall Ciputra sắp khai trương.

Chính nhờ những lợi thế trên, quận Tây Hồ luôn được đánh giá là khu vực phát triển kinh tế trọng điểm. Sắp tới đây, sự hiện diện của một khu đô thị tầm cỡ với hệ thông tiện ích dịch vụ chất lượng cao cấp bao gồm giáo dục, chăm sóc sức khỏe, khu văn phòng, mua sắm, giải trí... hứa hẹn tạo làn sóng bất động sản mới, thu hút sự chú ý của giới thượng lưu.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm