Doanh nhân

Loạt “ông lớn” may mặc, điện tử, thủy sản, đồ gỗ của Việt Nam... chịu ảnh hưởng bởi thuế đối ứng

Tóm tắt:
  • Doanh nghiệp tại Việt Nam có thể bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế mới của Mỹ, bao gồm cả các tên tuổi lớn trong nước và quốc tế.
  • Mỹ áp dụng mức thuế 10% cho hàng nhập khẩu từ mọi quốc gia, có hiệu lực từ 5/4, và nhiều nước chịu mức thuế cao hơn.
  • Việt Nam có thặng dư thương mại lớn với Mỹ, là 113,1 tỷ USD trong năm 2024, chủ yếu từ xuất khẩu điện tử và dệt may.
  • Ngành công nghiệp chính như đồ điện tử, dệt may, và giày dép sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ chính sách thuế mới.
  • Doanh nghiệp nội địa như May Sông Hồng và Savimex sẽ gặp khó khăn do phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu sang Mỹ.

Các nhóm ngành dễ chịu tổn thưởng bởi thuế đối ứng

Chiều ngày 2/4 tại Mỹ (rạng sáng 3/4 giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố kế hoạch áp dụng các mức thuế đối ứng nhắm vào tất cả các nước trên thế giới. Theo đó, Nhà Trắng tuyên bố mức thuế cơ bản 10% sẽ áp dụng cho tất cả hàng nhập khẩu từ mọi quốc gia, có hiệu lực từ ngày 5/4.

Nhiều quốc gia chịu mức thuế cao hơn. Cụ thể, Trung Quốc đối mặt với mức thuế 34% (thêm với 20% thuế công bố trước đó, tổng cộng là 54%, có hiệu lực từ 9/4), Liên minh châu Âu (EU) 20%, Việt Nam 46% và Đài Loan (Trung Quốc) 32%...

Báo cáo mới đây của VIS Rating dẫn số liệu từ Cục Điều tra Thống kê Hoa Kỳ cho thấy, Việt Nam nổi bật là một trong những quốc gia có thặng dư thương mại lớn với Mỹ mà chính phủ Mỹ đã tuyên bố sẽ áp dụng thuế đối ứng dựa trên chính sách “Nước Mỹ trên hết”. Thặng dư thương mại với Mỹ năm 2024 của Việt Nam là 113,1 tỷ USD.

Thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ đã tăng đáng kể trong thập kỷ qua, do xuất khẩu từ Việt Nam tăng mạnh. Năm 2024, xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam là 15 tỷ USD. Ở chiều ngược lại, xuất khẩu của Việt Nam sang mỹ lên tới 120 tỷ USD.

Theo VIS Rating, những ngành công nghiệp chính như đồ điện tử, dệt may, đồ gỗ sẽ chịu ảnh hưởng từ chính sách thuế mới.

Theo VIS Rating, những ngành công nghiệp chính như đồ điện tử, dệt may, đồ gỗ sẽ chịu ảnh hưởng từ chính sách thuế mới.

VIS Rating nhận định, Việt Nam bị tăng thuế, những ngành công nghiệp chính sẽ bị ảnh hưởng và dễ bị tổn thương nhất là đồ điện tử, thiết bị máy móc, dệt may, giày dép và đồ gỗ.

Các ngành này chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ và nhiều doanh nghiệp có tỷ lệ doanh thu xuất khẩu phụ thuộc cao vào thị trường Mỹ. Trong đó, nhóm sản phẩm máy vi tính, đồ điện tử chiếm 19% trong tổng xuất khẩu sang Mỹ. Nhóm sản phẩm máy móc, thiết bị, dụng cụ chiếm 18%. Điện thoại, các loại linh kiện và đồ gỗ cùng chiếm 8%. Giày dép chiếm 7%.

Các hạn chế thương mại gia tăng cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút dòng vốn đầu tư trong tương lai của Việt Nam và làm giảm triển vọng đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 8% vào năm 2025 của Việt Nam.

Doanh nghiệp nào có thể ảnh hưởng?

VIS Rating cũng liệt kê các doanh nghiệp nổi bật trong nhiều lĩnh vực có thể chịu ảnh hưởng từ chính sách thuế mới, bao gồm cả các tên tuổi lớn trong và ngoài nước đang sản xuất tại Việt Nam. Cụ thể:

Máy vi tính, sản phẩm điện tử: Intel, HP, Dell, Amkor, Samsung, Victory Giant, Saigon Fabrication...

Máy móc, thiết bị: Rockwell Automation, Techtronic, First Solar, Trina Solar, JA Solar...

Hàng dệt, may: Crystal Group, Vinatex, May Sông Hồng, Dệt May Thành Công...

Điện thoại và linh kiện: Samsung, Foxconn, Luxshare, Goertek, SMP Holdings...

Gỗ và sản phẩm gỗ: Phú Tài, Savimex, AA Corporation, An Việt Phát, Eastwood, Tập đoàn Kim Tín...

Giày dép: PouYuen, Vina Giày, Tập đoàn TBS, Biti's, Thượng Đình...

Phương tiện vận tải: Thaco, Honda, VinFast, Ford...

Hàng thủy sản: Minh Phú, Vĩnh Hoàn, Hùng Vương, An Giang, Stapimex, Thực phẩm Sao Ta...

Các mặt hàng khác: Long Sơn, Olam Vietnam, Intimex, Trung Nguyên, Tôn Đông Á, Nam Kim...

VIS Rating đánh giá, công ty đa quốc gia sản xuất điện tử và thiết bị máy móc tại Việt Nam có khả năng phản ứng với thuế quan tốt hơn bằng cách chuyển một phần hoạt động sản xuất hoặc hàng hóa hoàn thiện sang các quốc gia khác. Nhưng các nhà sản xuất nội địa về dệt may, giày dép và đồ gỗ có thể có ít lựa chọn để chuyển hướng và tìm thị trường tiêu thụ thay thế. Những doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào doanh số xuất khẩu sẽ phải đối mặt với chi phí cao hơn, số lượng đơn hàng giảm sút và dòng tiền hoạt động kém hơn.

“Trong số các nhà sản xuất dệt may nội địa, Công ty May Sông Hồng (MSH) có 80% doanh thu xuất khẩu từ thị trường Mỹ, TNG (TNG) 46%, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VGT) 35%, Dệt May Thành Công (TCM) 25%. Savimex (SAV), một nhà sản xuất đồ gỗ lớn, có 50% doanh thu từ xuất khẩu là sang thị trường Mỹ”, VIS Rating cho hay.

Các tin khác

Chubb Life cập nhật giá đơn vị Quỹ Liên kết Đơn vị - Sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động

Sản phẩm Bảo hiểm Liên kết Đơn vị - Kế hoạch Tài chính Chủ động được thiết kế với các tính năng ưu việt nhằm đáp ứng đồng thời cả hai nhu cầu: Bảo vệ và Đầu tư. Với thông điệp “Đầu tư vững tâm – Bảo vệ vững vàng”, sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động góp phần hoàn thiện danh mục giải pháp tài chính toàn diện của Chubb Life Việt Nam trên hành trình thực hiện sứ mệnh bảo vệ người trụ cột và gia đình Việt.

Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ 2025

Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII sẽ diễn ra từ ngày 04/04 đến 08/04/2025, với chủ đề “Bảo tồn và phát huy giá trị bánh dân gian Nam Bộ”. Đây là Lễ hội Bánh dân gian lớn nhất miền Tây, được thành phố Cần Thơ tổ chức thường niên tại Quảng trường Bình Thủy - Khu đô thị sân bay KITA Airport City, thu hút sự quan tâm của hàng ngàn du khách và những tín đồ yêu thích ẩm thực dân gian Nam Bộ.