Kỹ năng sống

Loại trái cây quen thuộc khiến lượng đường trong máu tăng đột biến

Tiểu đường loại 2 là một bệnh mạn tính, theo đó lượng đường trong máu có thể tăng lên mức nguy hiểm. Tình trạng này là do sự rối loạn trong cách cơ thể sản xuất insulin - một loại hormone chịu trách nhiệm điều chỉnh lượng đường trong máu. Chế độ ăn uống có thể làm trầm trọng thêm hoặc giảm bớt tình trạng bệnh tùy thuộc vào những gì bạn ăn.

Bệnh nhân tiểu đường nên ăn ít thực phẩm có hàm lượng carbohydrate cao vì carbs được phân hủy thành đường glucose trong máu tương đối nhanh. Điều này khiến lượng đường trong máu tăng mạnh.

Diabetes.co.uk cảnh báo ăn quá nhiều nho có khả năng gây hại cho người bị bệnh tiểu đường. Cơ quan sức khỏe này giải thích: “Mặc dù hạt nho có đặc tính giúp giảm lượng đường trong máu, nhưng một quả nho chứa khoảng 1g carbohydrate. Do đó, những người mắc bệnh tiểu đường nên ăn nho ở mức độ vừa phải, đặc biệt nếu họ dễ bị tăng đường huyết”.

Đây cũng là lời cảnh báo của các nhà nghiên cứu từ Đại học Nông nghiệp Sheyang, Trung Quốc. Nghiên cứu cho thấy việc tăng cường ăn hạt nho và chiết xuất từ ​​vỏ quả nho có thể hữu ích cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Đó là nhờ một hợp chất trong hạt nho, được gọi là “procyanidin”, làm giảm nồng độ glucose trong máu trong khoảng thời gian 6 tuần khi thử nghiệm trên chuột mắc bệnh tiểu đường.

Kequan Zhou, tác giả nghiên cứu và phó giáo sư tại Đại học bang Wayne cho biết: “Hy vọng nghiên cứu của chúng tôi cuối cùng có thể giúp phát triển thành công một phương pháp can thiệp dinh dưỡng có mục tiêu, an toàn để hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường”.

Loại trái cây quen thuộc khiến lượng đường trong máu tăng đột biến - Ảnh 1.

Nho có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến do hàm lượng carb chứa trong chúng (Ảnh: Getty)

Những lời khuyên chung về chế độ ăn uống cho bệnh nhân tiểu đường

Để giúp bạn xác định các loại thực phẩm tốt nhất và tồi tệ nhất nhằm kiểm soát lượng đường trong máu, bạn nên đo chỉ số đường huyết (GI).

Một số loại thực phẩm có GI cao bao gồm:

-          Đường và thức ăn có đường

-          Nước ngọt có đường

-          Bánh mì trắng

-          Khoai tây

-          Gạo trắng

Thực phẩm có GI thấp hoặc trung bình được phân hủy chậm hơn và khiến lượng đường trong máu tăng dần theo thời gian. Chúng bao gồm một số trái cây và rau, đậu và ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như cháo yến mạch.

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2

-          Đi tiểu nhiều hơn bình thường, đặc biệt là vào ban đêm

-          Luôn cảm thấy khát

-          Cảm thấy rất mệt mỏi

-          Giảm cân bất thường

-          Ngứa xung quanh dương vật hoặc âm đạo hoặc liên tục bị tưa miệng

-          Vết cắt hoặc vết thương mất nhiều thời gian để lành

-          Nhìn mờ./.

Các tin khác

Chứng khoán tuần tới tăng hay giảm?

Tuần qua, thị trường chứng khoán trải qua nhiều phiên giao dịch tích cực, tuần tới, sự chú ý sẽ chuyển sang kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp niêm yết.

TP HCM có tân Phó Bí thư Thành uỷ

Ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ), vừa được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Thành uỷ TP HCM (mới) nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Giá vàng bất ngờ giảm mạnh

Sáng nay (28/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Giá vàng miếng SJC mất mốc 120 triệu đồng/lượng nhưng vẫn cao hơn thế giới hơn 12 triệu đồng/lượng.

Chứng khoán lập đỉnh mới

VN-Index đóng cửa phiên hôm nay (23/6) ở mức 1.358 điểm - cao nhất trong khoảng 3 năm trở lại đây (kể từ tháng 5/2022). VIC của Vingroup tăng trần, lập công đưa chỉ số chính đạt mốc cao mới.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Cầm sổ đỏ, sổ tiết kiệm là tài sản bảo đảm trong tay, ngân hàng vẫn bị bắt trả lại, nguy cơ mất trắng

Có trường hợp, ngân hàng nhận sổ tiết kiệm làm tài sản thế chấp vẫn chưa thể yên tâm vì bỗng một ngày, tòa án tuyên hợp đồng thế chấp vô hiệu do có khiếu kiện của vợ hoặc chồng về tài sản. Mặc dù theo quy định pháp luật, tiền gửi tiết kiệm là tiền gửi của cá nhân, người gửi là người sở hữu, được tự mình thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm mà không cần có sự đồng ý của người chồng hoặc vợ.