Đó chính là tinh bột nghệ , hiện rất được nhiều người dùng để làm đẹp và chữa bệnh. Nguyên liệu này được dùng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày, đau nhức xương khớp, ung thư… hoặc dùng cho phụ nữ sau sinh uống để nâng cao sức khỏe, giúp vóc dáng nhanh hồi phục.
Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia (NCBI), tinh bột nghệ đã được người dân Ấn Độ sử dụng trong hàng nghìn năm qua, sau này mới phổ biến rộng rãi ra thế giới. Ban đầu họ chỉ dùng như một gia vị giúp món ăn ngon hơn, sau này thấy nhiều bệnh được chữa khỏi nhờ nó nên bắt đầu đưa vào y học.
Tinh bột nghệ là một trong những thực phẩm giúp điều trị bệnh và cải thiện vẻ ngoài.
Cụ thể, các chuyên gia đánh giá rất cao chất curcumin có trong tinh bột nghệ. Chất này là hoạt chất chính của củ nghệ, có tác dụng chống viêm mạnh mẽ và chống oxy hóa rất tốt. Khi đi vào cơ thể, chúng sẽ phá hủy các gốc tự do gây bệnh ung thư, thậm chí là bảo vệ khỏi các khối u do bức xạ gây nên.
Theo các nghiên cứu khác của Đại học Dược Ấn Độ, củ nghệ nói chung hay tinh bột nghệ nói riêng còn sở hữu các lợi ích như sau.
Những lợi ích của tinh bột nghệ
- Ngăn ngừa viêm nhiễm
Đại học Dược Ấn Độ khẳng định, hoạt chất curcumin có chức năng kháng sinh cực mạnh. Vậy nên, các bác sĩ khuyên mọi người nên dùng tinh bột nghệ để phòng ngừa viêm nhiễm và các bệnh vặt trong cuộc sống.
Tinh bột nghệ có chức năng kháng sinh cực mạnh, tốt cho việc phòng ngừa viêm nhiễm.
- Hỗ trợ tiêu hóa
Tinh bột nghệ kích thích khả năng tiết mật của túi mật, từ đó giúp điều trị các chứng trướng bụng, đầy hơi khó tiêu và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Đặc biệt hơn, nó còn hỗ trợ điều trị các loại viêm ruột, kể cả viêm loét đại tràng nguy hiểm.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
NCBI cho biết, tinh bột nghệ có thể giúp bạn giảm hàm lượng cholesterol đáng kể trong cơ thể, từ đó phòng ngừa bệnh tim hiệu quả. Thêm vào đó, tinh bột nghệ còn có khả năng ngăn chặn sự phát triển của chứng xơ vữa động mạch và cải thiện khả năng lưu thông máu.
Uống sữa tinh bột nghệ cũng là cách giúp nâng cao sức khỏe tự nhiên.
- Điều trị và phòng ngừa bệnh Alzheimer
Chất curcumin có thể kích thích não tiết ra một loại hormone chịu trách nhiệm và phát triển các tế bào thần kinh, cũng như tăng cường nhận thức của não bộ. Chính nhờ vậy, não bộ sẽ được bảo vệ và nâng cao toàn diện, ngăn ngừa được chứng mất trí Alzheimer cực kỳ hiểm nghèo.
- Cải thiện chứng trầm cảm
Ít người biết loại tinh bột này còn đóng vai trò lớn trong việc điều trị trầm cảm. NCBI cho biết, curcumin sẽ kích thích cơ thể sản xuất serotonin và dopamine tạo cảm giác vui vẻ. Nhờ vậy mà cải thiện tâm trạng và chữa lành những vết thương tâm hồn.
Ít ai biết loại tinh bột này cũng có thể cải thiện chứng trầm cảm.
3 nhóm người không nên dùng tinh bột nghệ
Cũng giống như bao loại thực phẩm khác, dù tốt nhưng không phải tinh bột nghệ đều phù hợp với tất cả mọi người. Theo một báo cáo của nhóm khoa học gia tại Forbes, có 3 nhóm người tuyệt đối không nên dùng tinh bột nghệ dù muốn tới đâu. Nếu lỡ dùng phải hỏi ngay ý kiến bác sĩ kẻo gây thêm bệnh.
- Bệnh nhân tiểu đường đang dùng thuốc: Các hợp chất trong tinh bột nghệ có thể làm giảm lượng đường trong máu cực nhanh, ảnh hưởng đến quá trình điều trị tiểu đường.
- Người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Các chuyên gia cho biết, những tinh chất trong tinh bột nghệ sẽ làm bệnh nặng thêm, thậm chí còn tác động tới dạ dày và sinh thêm nhiều vấn đề không mong muốn.
- Người bị thiếu sắt: Củ nghệ và tinh bột nghệ đều có "tác dụng phụ" là ngăn cản sự hấp thụ sắt của cơ thể. Thế nên, những người đang thiếu chất sắt đừng dùng tinh bột nghệ kẻo mắc thêm bệnh.
Người thiếu sắt, bệnh nhân tiểu đường và bệnh nhân GERD không nên dùng tinh bột nghệ.
Tinh bột nghệ có rất nhiều lợi ích với sức khỏe và nhan sắc, tuy nhiên không phải cứ muốn dùng tùy tiện thế nào cũng được. Theo các chuyên gia, bạn nên pha tinh bột nghệ với mật ong cùng nước ấm, sau đó uống để hấp thụ toàn bộ lợi ích.
Bên cạnh đó, bạn không nên uống tinh bột nghệ khi đói vì sẽ giảm tác dụng. Nếu sử dụng tinh bột nghệ để điều trị bệnh, bạn hãy cố gắng kiên trì và hỏi thêm ý kiến bác sĩ để bảo vệ sức khỏe.
Theo Indiatimes, Healthline