Trong y học, có 4 loại "cao "mà bác sĩ khuyến chúng ta nên cảnh giác, đó chính là huyết áp tăng cao, mỡ máu tăng cao, đường huyết tăng cao và cuối cùng chính là axit uric tăng cao. Trong đó, axit uric tăng cao chỉ mới được liệt vào danh sách 4 loại cao nguy hiểm này mà thôi. Vậy axit uric tăng cao là gì? Nguyên nhân gây ra nó là do đâu?
Tăng axit uric máu thực chất là một bệnh chuyển hóa rất phổ biến và bệnh này có liên quan chủ yếu đến chế độ ăn uống và sinh hoạt thường ngày của chúng ta. Và điều không phải ai cũng biết đó là, nếu thường xuyên ăn các loại thực phẩm có hàm lượng purin cao sẽ khiến cho hàm lượng axit uric luôn ở mức cao, từ đó dẫn đến các biến chứng khác nhau, nhất là bệnh gout.
Hàm lượng purin trong thực phẩm này gấp nhiều lần thịt lợn, nếu không muốn axit uric tiếp tục tăng cao, hãy tránh xa càng sớm càng tốt.
1. Hải sản
Trong mắt nhiều người, hải sản không chỉ ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao, quan trọng nhất là hàm lượng chất béo thấp, ăn thường xuyên cũng không gây béo phì. Hơn nữa, một phần cũng do kinh tế của con người ngày càng ổn định nên ăn hải sản thường xuyên cũng là chuyện khá bình thường.
Tuy nhiên, mọi người lại không biết rằng hàm lượng purin trong hải sản rất cao, đặc biệt là các động vật có vỏ như tôm, cua, ngao, sò, ốc, hến, hàu… cũng như các sản phẩm từ cá hố. Chúng có hàm lượng purin cực cao, thậm chí còn cao hơn 42 lần so với thịt lợn. Vì vậy, những người vốn đã có axit uric cao thì tốt nhất không ăn.
2. Nội tạng động vật
Các món ăn được chế biến từ nội tạng động vật là món ăn được rất nhiều người ưa thích và ăn hàng ngày. Tuy nhiên, những loại nội tạng này cứ 100 gam thì chứa đến 1539 mg purin. Vì vậy, dù ngon nhưng các bạn nên hạn chế ăn chúng, còn với những người vốn đã có axit uric cao thì tốt nhất không nên ăn.
Hơn nữa, nội tạng động vật còn có thể chứa vi khuẩn gây bệnh nêu không được người nấu sơ chế kỹ càng. Khi người ăn ăn phải còn có nguy cơ gây ra các bệnh khác.
3. Nước canh nấu từ thịt lợn
Có thể bạn đã biết, purine là chất dễ tan trong nước, khi nấu canh, hàm lượng purin trong thịt lợn sẽ hoà vào nước canh và chắc chắn lúc này lượng purin trong nước canh sẽ không thấp hơn trong thịt là bao.
Vì vậy, hàng ngày các bạn nên cố gắng uống càng ít nước canh đặc càng tốt. Tuy giá trị dinh dưỡng rất cao, nhưng hàm lượng purin cũng cao không kém. Nếu uống thường xuyên, không chỉ khiến axit uric ngày càng tăng cao mà còn có thể sinh ra bệnh gút.
Đừng lo lắng nếu axit uric quá cao, 2 phương pháp hạ axit để giữ axit uric luôn ổn định
1. Duy trì thói quen ăn uống tốt
Nếu phát hiện mình có axit uric cao thì điều các bạn phải làm đầu tiên chính là, điều chỉnh lại chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Bởi nguyên nhân chủ yếu dẫn đến axit uric tăng cao chính xuất phát từ ăn uống. Các bạn có thể tìm hiểu và thiết lập cho mình một chế độ ăn uống hợp lý, không ăn những loại thức ăn có nhiều hàm lượng purin như đã nêu ở trên. Ngoài ra, có thể ăn thêm các loại rau quả tươi.
2. Năng uống các loại nước có tác dụng làm giảm axit
Trong sách y học, rau diếp xoăn, cây dành dành, rễ sắn, hoa bách hợp, lá dâu tằm, râu ngô và một số loại thực vật khác đều có tác dụng hạ axit uric. Tuy nhiên, nếu uống trực tiếp nước của chúng thì cơ thể của chúng ta hấp thu rất chậm.
Vì vậy, chúng ta có một cách khác chính là kết hợp các loại thực vật này với men vi sinh và lên men trong 72 giờ, để tạo thành nước giảm axit có thể uống trực tiếp. Nếu uống thường xuyên thì có thể thể đẩy nhanh quá trình chuyển hóa axit uric, giúp thải axit uric dư thừa và cũng có thể làm giảm hiệu quả các cơn đau dữ dội do axit uric gây ra.
Ngoài ra, ngày thường bạn cũng có thể tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức để nâng cao khả năng miễn dịch và làm giảm sự tấn công của bệnh gút. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh, vui vẻ và hạnh phúc.
Theo Aboluowang