Nghiên cứu mới do các nhà nghiên cứu tại Đại học Northwestern (Mỹ) cho thấy những người béo phì ở tuổi trung niên có khả năng tử vong sớm hơn gần 5 năm và gặp nhiều vấn đề về sức khỏe hơn so với những người không bị béo phì.
Năm 2014, tỷ lệ tuổi thọ ở Mỹ giảm lần đầu tiên sau hơn hai thập kỷ. Phần lớn nguyên nhân được cho là do sự gia tăng bệnh tim mạch (nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy béo phì có tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể và tuổi thọ).
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu bảo hiểm y tế của 29.621 người từ 65 tuổi trở lên trong những năm 1960 và 1970, nhằm tìm ra mối liên hệ giữa chỉ số khối cơ thể (BMI) và tuổi thọ.
Nghiên cứu chỉ ra chỉ số BMI càng cao, tuổi thọ càng thấp
Các nhà nghiên cứu xếp những người tham gia thành các nhóm dựa trên chỉ số BMI. Chỉ số này đo lượng mỡ trong cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng. Cụ thể: BMI dưới 18,5 là nhẹ cân, BMI 18,5-24,9 là cân nặng bình thường, BMI 25-29,9 là thừa cân, BMI trên 30 là béo phì.
Sau khi thu thập dữ liệu, các nhà khoa học phát hiện ra rằng người có chỉ số BMI cao có tuổi thọ ngắn. Trong tương lai, sức khỏe của họ ngày càng kém và tốn nhiều chi phí hơn cho việc chăm sóc sức khỏe.
Những người thuộc nhóm béo phì sống trung bình đến 77,7 tuổi. Người trong khoảng 25-29,9 sống đến 80,8. Sự khác biệt giữa những người thuộc nhóm bình thường và hơi thừa cân là rất mỏng, cả hai đều sống đến khoảng 82 tuổi.
Ảnh minh họa: Healio.
Tác hại của thừa cân và béo phì
Nhiều yếu tố có thể góp phần làm tăng cân quá mức bao gồm chế độ ăn uống, mức độ hoạt động thể chất và thói quen ngủ. Các yếu tố xã hội quyết định đến sức khỏe (điều kiện sống, học tập, làm việc, vui chơi), yếu tố di truyền và việc dùng một số loại thuốc cũng đóng vai trò nhất định.
Những người bị thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ mắc nhiều bệnh và tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn người có cân nặng bình thường.
Các tác hại đó bao gồm huyết áp cao, tiểu đường, tim mạch vành, đột quỵ, túi mật, viêm xương khớp, ngưng thở khi ngủ và các vấn đề về hô hấp... Ngoài ra, béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
Ảnh minh họa: The Times.
Làm gì để hạn chế thừa cân, béo phì
Béo phì ảnh hưởng đến gần như mọi bộ phận của cơ thể. Nếu đang sống chung với bệnh béo phì, bạn có thể điều trị hoặc kiểm soát cân nặng bằng sự kết hợp của chế độ ăn uống, tập thể dục và thay đổi lối sống.
Theo Tiến sĩ Mir Ali, bác sĩ phẫu thuật chuyên khoa và giám đốc y tế của Trung tâm Giảm cân Phẫu thuật MemorialCare ở California (Mỹ), cho biết nếu một người điều chỉnh thói quen ăn uống và lối sống xấu càng sớm, họ càng có nhiều khả năng sửa chữa những tác động tiêu cực của bệnh béo phì.
"Không bao giờ là quá muộn để có được những thói quen ăn uống lành mạnh", Dana Ellis Hunnes - tiến sĩ, chuyên gia dinh dưỡng cao cấp tại trung tâm y tế của Đại học California (Los Angeles) - cho biết.
Dana Ellis Hunnes đề cập đến chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm việc tiêu thụ nhiều đồ ăn có nguồn gốc thực vật, tiêu thụ thực phẩm nguyên chất thay vì chế biến sẵn, hạn chế thực phẩm có nguồn gốc động vật kém lành mạnh.
Bên cạnh đó, CDC gợi ý việc tiêu thụ thực phẩm thực phẩm và đồ uống có thêm đường, chất béo rắn hoặc natri.
Tăng cường hoạt động thể chất hoặc tập thể dục là một phần thiết yếu của việc ngăn ngừa và điều trị béo phì, thừa cân. Người có chỉ số BMI từ 25 trở lên nên có ít nhất 150 phút mỗi tuần hoạt động thể chất ở cường độ vừa phải. Họ có thể tăng dần thời lượng tập luyện khi sức bền và thể lực được cải thiện.
Ngoài ra, bất kỳ chuyển động nào cũng giúp đốt cháy calo. Việc leo thang bộ thay vì thang máy cũng giúp cơ thể hoạt động. Mọi người nên giảm thời gian xem truyền hình, sử dụng điện thoại/máy tính và "thời gian ngồi" khác, cải thiện giấc ngủ và giảm căng thẳng.
Việc thay đổi thói quen ăn uống, hoạt động thể chất và lối sống là điều khó, nhưng chỉ cần có kế hoạch, nỗ lực, hỗ trợ thường xuyên và kiên nhẫn, bạn có thể giảm cân và cải thiện sức khỏe.
Ảnh minh họa: Tom's Guide.
Theo Healthline, CDC