Tài chính

Lộ diện những công ty lớn nhất trên sàn của mỗi 34 tỉnh thành sau sáp nhập: 7 DN lớn nhất nước đều ở Hà Nội, nhiều tỉnh không có DN nào trị giá nghìn tỷ

Sau khi tiến hành sáp nhập đơn vị hành chính, hình thành nên 34 tỉnh/thành phố mới, các doanh nghiệp có thêm không gian để phát triển.

Tại mỗi tỉnh/thành phố mới, các doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất đều là những cái tên nổi bật, đại diện cho các ngành kinh tế chủ lực của địa phương, từ thủy sản, năng lượng đến xây dựng và tài chính.

Một điểm đáng chú ý là cả 7 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất toàn thị trường tính đến ngày 30/6/2025 đều đang đặt trụ sở chính tại Hà Nội. Điều này cho thấy sức hút của Thủ đô trong vai trò trung tâm kinh tế – tài chính và là nơi quy tụ các tập đoàn hàng đầu Việt Nam.

Dẫn đầu là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - VCB) với vốn hóa đạt 473.768 tỷ đồng. Tiếp theo là Tập đoàn Vingroup (VIC) với 364.327 tỷ đồng và Công ty cổ phần Vinhomes (VHM) với 316.271 tỷ đồng.

Các ngân hàng lớn khác như BIDV, Techcombank, Vietinbank và VPBank cũng góp mặt trong danh sách với vốn hóa lần lượt là 253.471 tỷ, 239.852 tỷ, 225.271 tỷ và 146.219 tỷ đồng.

Ngoài ra, Tổng công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - VGI) đạt 224.025 tỷ đồng, Công ty cổ phần FPT đạt 173.760 tỷ đồng và Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đạt 156.828 tỷ đồng.

Tại TP.HCM, nhiều doanh nghiệp lớn cũng đang niêm yết với quy mô vốn hóa ấn tượng. Dẫn đầu là Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) với vốn hóa đạt 214.452 tỷ đồng.

Xếp sau là Tổng Công ty Khí Việt Nam - PV Gas (GAS) với 158.833 tỷ đồng, và Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (MCH) với 133.218 tỷ đồng. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) và Vinamilk (VNM) có vốn hóa gần tương đương, lần lượt đạt 121.200 tỷ và 121.217 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp khác cũng góp mặt trong top gồm: Tập đoàn Masan (MSN) với 110.465 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) với 109.411 tỷ đồng, CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) đạt 96.870 tỷ đồng, Sacombank (STB) đạt 88.040 tỷ đồng và HDBank (HDB) đạt 76.192 tỷ đồng.

Các tin khác

Thủ tục sang tên sổ đỏ mới nhất từ 1/7

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có biến động (nghĩa là trong 30 ngày kể từ khi công chứng, chứng thực), người dân bắt buộc phải thực hiện đăng ký biến động tại cơ quan đăng ký đất đai có thẩm quyền.

Cảnh báo về camera an ninh giá rẻ

Chỉ vì tiết kiệm ngân sách, camera an ninh giá rẻ có thể mang lại nhiều vấn đề hơn là lợi ích cho cuộc sống của người dùng.

Điểm chuẩn đại học 2025 sẽ biến động ra sao?

Điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm chuẩn đại học năm 2025 đang là mối quan tâm lớn của thí sinh và phụ huynh. Liệu những đổi mới trong cấu trúc đề thi, đặc biệt là môn Toán và Tiếng Anh có tạo nên cú hích bất ngờ cho mặt bằng điểm chung?

Lễ ký kết hợp tác phân phối chính thức dự án Dolce Penisola Quảng Bình

Vừa qua tại Hà Nội, Tập đoàn Onsen Fuji và Tổng đại lý phân phối Won Direct đã chính thức ký kết hợp tác cùng 12 đại lý phân phối dự án Tổ hợp căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp Dolce Penisola Quảng Bình, đưa cơ hội đầu tư Trung bộ đến gần hơn với nhà đầu tư miền Bắc.

Chuỗi thương hiệu cà phê quốc tế tại Việt Nam: Chưa ai thật sự thành công, ‘lì lợm’ nhất là The Coffee Bean & Tea Leaf

Thị trường cà phê trung và cao cấp ở Việt Nam luôn là thử thách nặng đô cho các chuỗi đến từ quốc tế. Từ 20 cửa hàng vào 2014, The Coffee Bean & Tea Leaf chỉ còn 5 vào 2023 và đang lên lại 8; %Arabica có 2 cửa hàng sau hai năm. Xui rủi nhất là Gloria Jean’s với lần quay lại bất thành trong năm 2021.