Doanh nghiệp

[LIVE] ĐHĐCĐ Hoa Sen: 4 nhóm giải pháp cho mục tiêu lãi 400 - 500 tỷ

Sáng ngày 18/3, CTCP Tập đoàn Hoa Sen (Mã: HSG) tiến hành họp ĐHĐCĐ thường niên năm tài chính 2024 (1/10/2023 - 30/9/2024). Đại hội có sự tham dự của 187 cổ đông, sở hữu gần 338,8 triệu cổ phần, tương ứng 55% vốn điều lệ. (Ảnh: Nguyên Ngọc).

Mục tiêu lãi 400 - 500 tỷ

Chia sẻ mở đầu ĐHĐCĐ thường niên năm tài chính 2024, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT, đánh giá 2023 là một năm tình hình kinh tế, địa chính trị biến động nhanh, phức tạp, lộ rõ nhiều thách thức không chỉ riêng ngành thép mà tất cả các ngành nghề sản xuất, ảnh hưởng mạnh đến doanh thu, lợi nhuận của hầu hết doanh nghiệp.

Trong bối cảnh các doanh nghiệp tìm cách tồn tại, vượt qua khó khăn, Tập đoàn Hoa Sen đã nỗ lực đạt lãi sau thuế 30 tỷ đồng. Hoạt động tái cấu trúc bước đầu đạt được kết quả khi CTCP Nhựa Hoa Sen ghi nhận lợi nhuận thuần trong hai niên độ liên tiếp.

“Kịch bản thị trường 2024 khó lường và có nhiều biến động. Tuy nhiên, HĐQT tiếp tục khảo sát, nghiên cứu nghiên cứu thêm nhiều ngành nghề nhằm đón đầu sự hồi phục của thị trường”, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen cho hay.

Theo đó, HĐQT xây dựng hai kịch bản kế hoạch kinh doanh cho năm tài chính 2024. Ở kịch bản thứ nhất, sản lượng tiêu thụ đạt hơn 1,6 triệu tấn; doanh thu thuần 34.000 tỷ và lợi nhuận sau thuế 400 tỷ. Ở kịch bản tích cực hơn, sản lượng tiêu thụ đạt hơn 1,7 triệu tấn; doanh thu thuần 36.000 tỷ và lợi nhuận sau thuế 500 tỷ. 

Ông Trần Thành Nam, Phó Tổng Giám đốc tập đoàn Hoa Sen, cho biết thêm về triển vọng thị trường 2024, dự báo giá thép cán nóng tiếp tục diễn biến khó lượng, nhu cầu tiêu thụ thep vẫn chưa khôi phục. Trong đó, biến động giá thép cán nóng vừa qua đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của tập đoàn trong niên độ 2022-2023.

Để hoàn thành kế hoạch niên độ 2023-2024, ông Nam cho biết tập đoàn sẽ tập trung vào 4 nhóm giải pháp: Sản xuất - cung ứng, kinh doanh, kiểm soát chi phí và quản lý - nhân sự. Trong đó, tập đoàn sẽ cân đối cơ cấu các khoản vay hợp lý để tối ưu hóa chi phí lãi vay và giảm thiểu rủi ro biến động tỷ giá, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu để cân đối nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu nguyên liệu.

 

Tiếp tục tái cấu trúc mảng ống thép

Sau khi hệ thống siêu thị vật liệu xây dựng và nội thất Hoa Sen Home cùng mảng sản xuất kinh doanh nhựa do CTCP Nhựa Hoa Sen đảm nhận đã hoạt động ổn định, độc lập, Tập đoàn Hoa Sen có định hướng chuyển giao toàn bộ mảng sản xuất kinh doanh ống thép cho CTCP Ống thép Hoa Sen (được thành lập trên cơ sở chuyển đổi một công ty con do Hoa Sen sở hữu 100% vốn) trong 5 năm tới.

Cụ thể, Công ty TNHH MTV Hoa Sen Phú Mỹ sẽ được xem xét chuyển đổi thành CTCP Ống thép Hoa Sen do Tập đoàn Hoa Sen sở hữu 99%vốn điều lệ. Phương án chi tiết vềviệc chuyển đổi Công ty TNHH MTV Hoa Sen Phú Mỹ thành CTCP Ống thép Hoa Sen được giao cho HĐQT xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện.

CTCP Ống thép Hoa Sen sẽ tiếp nhận toàn bộ hạ tầng phục vụ hoạt động SXKD ống thép (đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị, dây chuyền...) và trở thành đơn vị chủ quản trong mảng sản xuất kinh doanh ống thép.

Nếu điều kiện thuận lợi, Hoa Sen sẽ xây dựng phương án IPO và niêm yết cổ phiếu của Tập đoàn Hoa Sen đang xem xét, xây dựng phương án IPO CTCP Nhựa Hoa Sen và CTCP Ống thép Hoa Sen.

Phát hành 5 triệu cổ phiếu ESOP với giá 10.000 đồng/cp

Biến động giá cổ phiếu HSG. (Nguồn: Wichart).

  • TIN LIÊN QUAN
  • Hoa Sen đang tìm đối tác chuyển nhượng dự án bất động sản ở Yên Bái 27/02/2024 - 16:05

  • Hoa Sen muốn phát hành 5 triệu cổ phiếu ESOP với giá 10.000 đồng/cp 01/03/2024 - 11:01

HĐQT trình cổ đông thông qua phương án phát hành 5 triệu cổ phiếu ESOP với giá 10.000 đồng/cp cho cán bộ lãnh đạo, quản trị, điều hành và cán bộ quản lý, nhân sự chủ chốt khác của doanh nghiệp.

Số cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng một năm. Thời gian thực hiện dự kiến kể từ ngày ĐHĐCĐ thông qua chủ trương cho đến kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên tiếp theo gần nhất.

Ngoài ra, trong chiến lược 2024 - 2029, Tập đoàn Hoa Sen xem xét mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sang các lĩnh vực như: Tài chính, ngân hàng; chứng khoán; bảo hiểm; bất động sản; cơ khí (chính xác và chế tạo); công nghệ bán dẫn; bất động sản (văn phòng, nhà ở, khu dân cư, đô thị); giáo dục, đào tạo; chăm sóc sức khỏe; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; đầu tư tài chính; M&A; văn hóa; nghệ thuật, biểu diễn, tổ chức sự kiện… Tổng mức đầu tư tối đa cho các ngành nghề mở rộng không quá 5.000 tỷ đồng.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm