Doanh nghiệp

[LIVE] ĐHĐCĐ Hoà Phát: Kỷ lục hơn 1.000 người dự họp

Tóm tắt:
  • HĐQT Hoà Phát quyết định không chia cổ tức tiền mặt, chỉ trả bằng cổ phiếu để đảm bảo nguồn vốn.
  • Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 diễn ra với 722 cổ đông tham gia, đại diện 64,5% cổ phần.
  • Tập đoàn dự kiến doanh thu 170.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 15.000 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 21% và 25%.
  • Ngành thép đối mặt nhiều thách thức từ chiến tranh thương mại và tình hình kinh tế toàn cầu phức tạp.
  • Hoà Phát sẽ tiếp tục đầu tư vào các dự án sản xuất thép chất lượng cao và duy trì kế hoạch cổ tức 20% cho năm 2025.

Sáng 17/4, CTCP Tập đoàn Hoà Phát (Mã: HPG) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 tại Hà Nội.

Tính tới 9h14, đại hội có sự tham gia 722 cổ đông, 324 cá nhân được uỷ quyền, đại diện cho 64,5% cổ phần có quyền biểu quyết của tập đoàn. 

Mở đầu đại hội, Chủ tịch Trần Đình Long cho biết tập đoàn có khoảng 194.000 cổ đông, đây là số cổ đông đông nhất của một công ty trên sàn chứng khoán Việt Nam và cũng là con số kỷ lục của tập đoàn.

 Hàng trăm cổ đông tham dự họp ĐHĐCĐ thường niên của Hoà Phát sáng 17/4 tại Hà Nội. (Ảnh: HK).

Năm nay, tập đoàn lên kế hoạch doanh thu 170.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 15.000 tỷ đồng, lần lượt tăng 21% và 25% so với thực hiện năm 2024.

Chủ tịch Trần Đình Long trước đó đã cam kết Hoà Phát sẽ tăng trưởng 15% mỗi năm.

 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất các năm và kế hoạch 2025.

  Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất các năm và kế hoạch 2025.

Lãnh đạo tập đoàn nhìn nhận ngành thép đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Chiến tranh thương mại vẫn tiếp tục đang gia tăng tại nhiều khu vực và quốc gia, hạn chế khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài của thép Việt Nam, ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng xuất khẩu.

Bên cạnh đó, xung đột giữa Nga - Ukraina vẫn tiếp diễn phức tạp dù có nhiều nỗ lực giữa Mỹ và Nga nhằm hạ nhiệt căng thẳng. Điều này dự báo làm tăng nguy cơ biến động bất thường của giá nguyên vật liệu.

Nền kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản vẫn phục hồi rất chậm gây ảnh hưởng lớn đến cân bằng cung cầu thép của nước này. Trung Quốc đang nỗ lực giải quyết lượng thép dư thừa bằng việc xuất khẩu, làm gia tăng căng thẳng thương mại với các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

Ngoài ra, lạm phát trên thế giới đã hạ nhiệt nhưng chưa bền vững. Các ngân hàng trung ương các quốc gia vẫn duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, do vậy mặt bằng lãi suất tiếp tục duy trì mức cao.

Năm nay, tập đoàn cho biết sẽ vận hành ổn định lò số 1 của dự án Khu liên hợp sản xuất Gang thép Hoà Phát Dung Quất 2 và tiếp tục đầu tư xây dựng để hoàn thành lò số 2 vào quý IV.

Đồng thời, Hoà Phát sẽ nghiên cứu, đầu tư dự án sản xuất thép đường ray, thép làm trục bánh xe tàu hoà, tàu cao tốc cũng như các loại thép chất lượng cao phục vụ cho các dự án trọng điểm quốc gia và xuất khẩu ra thế giới.

Thưởng 100 tỷ cho ban điều hành

Về phương án phân phối lợi nhuận, với hơn 12.000 tỷ lợi nhuận sau thuế, Hòa Phát dự kiến trích 600 tỷ cho quỹ đầu tư phát triển, 250 tỷ cho quỹ khen thưởng, phúc lợi và 120 tỷ đồng để trả thù lao HĐQT và Ban kiểm soát cùng với 100 tỷ cho quỹ khen thưởng ban điều hành (5% phần vượt kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm vượt kế hoạch).

Phương án phân phối lợi nhuận. (Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên).

Đối với phương án trả cổ tức, theo tờ trình ban đầu, tập đoàn dự kiến chi trả cổ tức tổng tỷ lệ 20% gồm 5% tiền mặt và 15% cổ phiếu. Song trước chính sách áp thuế đối ứng của Mỹ, HĐQT Hoà Phát đã quyết định không chia cổ tức tiền mặt mà trả toàn bộ bằng cổ phiếu trên cơ sở thận trọng và đảm bảo nguồn vốn tiền mặt trước những biến động ở tầm quốc tế. 

Như vậy, đây là năm thứ ba tập đoàn không chia cổ tức bằng tiền cho cổ đông.

 Nguồn: Tổng hợp từ công bố thông tin của Hoà Phát.

Năm 2025, kế hoạch cổ tức của tập đoàn dự kiến vẫn duy trì ở mức 20%.

Thảo luận

Tiếp tục cập nhật....

 

Các tin khác

Giá vàng đang tăng rất mạnh

Sáng nay (18/4), giá vàng SJC được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh. Tuy nhiên, cùng loại vàng SJC là thương hiệu quốc gia nhưng giá bán ra lại khác nhau, thậm chí có doanh nghiệp niêm yết cao nhất lên tới 121 triệu đồng/lượng.

Cảnh báo hệ luỵ từ trục lợi bảo hiểm

Thông tin một người phụ nữ ở Quảng Nam bị điều tra vì liên quan đến cái chết của con trai và hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, đã thu hút sự chú ý của dư luận. Sự việc không chỉ khiến nhiều người giật mình mà còn đặt ra cảnh báo về vấn nạn trục lợi bảo hiểm ngày càng phức tạp hiện nay.