Phong cách sống

Lật tẩy chiêu “móc ví” khi đi ăn nhưng phải mua nước hàng bên cạnh

Vừa mới đây, trên MXH đã xảy ra cuộc tranh cãi trong câu chuyện đi ăn bún nhưng phải mua nước ở cửa hàng bên cạnh. Theo đó, cô bạn đã chia sẻ về chuyện đi ăn tại 1 cửa hàng bún chả ở Hà Nội, vào hôm khách đông nên nhân viên hướng dẫn đi vào quán nước phía trong để ngồi. Tại đây, bà chủ quán nước hỏi uống gì thì cô nàng từ chối vì dự định ăn xong sẽ đi cà phê. Lúc này chủ quán nước nói rằng: “Không gọi nước thì ra ngoài ngồi”. Khi cô nàng nói rằng ở ngoài không có chỗ, được chỉ vào đây thì bà bán nước nói mình không biết và cũng không quan tâm. Cô nàng đã vô cùng bức xúc trong câu chuyện phải gọi nước mới được ngồi ở đó ăn bún chả.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc quán nước mở cạnh cửa hàng ăn trong kinh doanh được cho là chiến lược thúc đẩy doanh số tuyệt vời.

Lật tẩy chiêu “móc ví” khi đi ăn nhưng phải mua nước hàng bên cạnh - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ - Pinterest


Chiến lược cộng sinh giữa các doanh nghiệp

Không khó để bắt gặp những hàng quán bán cùng một món ăn hay những sản phẩm tương tự nhau, điều này dẫn đến sự cạnh tranh giữa các cửa hàng, giúp duy trì mức giá theo nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, hiện nay nhiều cửa hàng đã đi theo chiến lược cộng sinh.

Chẳng hạn, cửa hàng bán bún chả nhưng không gian chỗ ngồi có hạn. Ngay cạnh đó là một tiệm nước với bàn ghế thoáng hơn, là một khách hàng bạn muốn ăn bún chả trong không gian thoải mái hơn, bạn chỉ cần mua 1 cốc nước ở hàng ngay cạnh và ăn bún ở đó. Như vậy, trên khía cạnh là khách hàng, bạn có trải nghiệm tốt hơn. Còn đối với chủ quán bún chả và tiệm nước, đây là mối quan hệ cộng sinh giúp tăng doanh thu.

Lật tẩy chiêu “móc ví” khi đi ăn nhưng phải mua nước hàng bên cạnh - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ - Pinterest


Mối quan hệ cộng sinh trong kinh doanh là một thỏa thuận giữa 2 bên để thực hiện một dự án cùng có lợi trong khi mỗi bên vẫn giữ được sự độc lập của mình. Thỏa thuận ít phức tạp và ít ràng buộc hơn, trong đó 2 doanh nghiệp dựa vào nguồn lực của nhau để phát triển doanh thu của riêng mình.

Nói về sự thành công của mối quan hệ cộng sinh có thể nhắc đến 2 công ty lớn là Uber - nền tảng gọi xe công nghệ nổi tiếng và Spotify - ứng dụng nghe nhạc trực tuyến. Hầu hết mọi người ngày nay khi lái xe sẽ thường nghe nhạc, bản tin để bù đắp khoảng thời gian rảnh rỗi trên xe. Uber hiểu được thói quen đó của khách hàng và mong muốn đưa đến trải nghiệm tốt nhất. Tuy nhiên, việc xây dựng kho lưu trữ âm nhạc cho riêng họ là một yêu cầu khó có thể thực hiện được và rất tốn kém. Vì lý do này, Uber đã kết hợp với Spotify để tham gia vào chiến lược cộng sinh.

Mặt khác, Spotify có thể tự hào về công nghệ trong ứng dụng nghe nhạc trực tuyến của mình. Tuy nhiên, để có thể tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng hơn, Spotify đã kết hợp với Uber. Sự kết hợp thông minh này đã giúp khách hàng của Uber có trải nghiệm trong mỗi chuyến đi tốt hơn rất nhiều. Ở khía cạnh khác, Spotify đã có cơ hội để tiếp cận với vô số khách hàng tiềm năng, mở rộng mức độ nhận diện thương hiệu.

Cũng giống như vậy, quán bún chả và tiệm nước được nhắc ở trên cũng đã phát triển mạnh mẽ hơn nhờ các sản phẩm có khả năng “cộng sinh” với nhau. Quán bún chả chả giúp cho tiệm nước có nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Trong khi đó, những người mong muốn thưởng thức món bún chả cũng có trải nghiệm tốt hơn.

Lật tẩy chiêu “móc ví” khi đi ăn nhưng phải mua nước hàng bên cạnh - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ - Pinterest


Song, mối quan hệ hợp tác này cũng có những mặt rủi ro

Dù xây dựng mối quan hệ cộng sinh giữa 2 thương hiệu giúp tăng trưởng doanh thu hiệu quả, nó cũng mang đến những rủi ro. Đầu tiên, đó là có khả năng khách hàng sẽ có cảm giác bị lừa dối. Chẳng hạn trong ví dụ bún chả và tiệm nước, nhiều người có thể cho rằng 2 quán đang liên kết và “ép” khách hàng phải mua nước mới được ngồi ăn trong một không gian thoải mái hơn. Điều này có thể ảnh hưởng đến danh tiếng của cả 2 cửa hàng, không những không đưa lại doanh thu tốt mà còn bị mất khách hàng.

Bên cạnh đó, trước khi liên kết với nhau 2 thương hiệu phải chắc chắn về chất lượng sản phẩm tương đương nhau. Khách hàng từ quán bún chả hay Uber chỉ có trải nghiệm tốt hơn khi đồ uống hay nhạc từ Spotify đúng với mong muốn của họ. Một khách hàng sẽ không quay lại ăn bún chả khi tiệm nước bên cạnh có thức uống không hợp khẩu vị, hay khách hàng cũng sẽ không dùng Uber nếu những bài hát được chọn trong các chuyến đi trước quá tệ.

Mặt khác, sự kết hợp này sẽ rất tệ nếu một công ty luôn luôn có lợi hơn so với công ty kia, và không có một giải pháp nào để cân bằng sẽ xảy ra xung đột. Sự phát triển của 1 công ty phụ thuộc vào doanh nghiệp khác hay về mặt tài nguyên lẫn chuyên môn cũng khiến cán cân lợi ích mất cân bằng. Giống như mối quan hệ cộng sinh có thể giúp nâng cao hình ảnh của công ty trước công chúng, nó cũng có thể gây bất lợi khi 1 công ty gặp khủng hoảng truyền thông.

Theo Investopedia, The Balance


Cùng chuyên mục

Đọc thêm