Tài chính

Lãnh đạo VietinBank: Nếu tiếp tục cơ cấu nợ theo Thông tư 14 cần rất cẩn trọng, hãy để thị trường BĐS tự điều tiết theo cơ chế của nó

Phát biểu tạiHội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản sáng 8/2, ông Nguyễn Hoàng Dũng, Phó Tổng Giám đốc phụ trách điều hành VietinBank, đã đưa ra 5 vấn đề về tín dụng bất động sản (BĐS) và mối quan hệ giữa ngân hàng với các doanh nghiệp BĐS.

Đầu tiên, ông Dũng khẳng định về tình và về lý thì các ngân hàng thương mại luôn mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp BĐS.

Ông cho biết hiện nay cho vay BĐS tại VietinBank chiếm khoảng 21% tập trung cho các mảng: BĐS khu công nghiệp, nhà ở, kinh doanh tiêu dùng,… Cũng như các ngân hàng thương mại khác, ngoài dư nợ cho vay trực tiếp các doanh nghiệp BĐS ra thì ngân hàng cũng còn rất nhiều khoản cho vay thế chấp bằng BĐS (chiếm khoảng 50% dư nợ).

"Như vậy, tổng dư nợ cho vay có liên quan tới BĐS chiếm tỷ lệ rất lớn trên 70%. Do đó, nếu thị trường BĐS khó khăn thì các ngân hàng cũng khó khăn", ông nói.

Vị này ví ngân hàng và doanh nghiệp như những người ngồi cùng trên một chiếc xuồng. Ngân hàng luôn mong muốn cùng với các doanh nghiệp BĐS cùng vượt qua giai đoạn khó khăn này ngay bằng việc đưa ra, đề xuất ra những cơ chế chính sách phù hợp.

Tuy nhiên, ông cũng cho biết toàn ngành ngân hàng có hơn 21% dư nợ cho bNăm 2022 là một năm khó khăn với cả ngành ngân hàng và với sự rất nỗ lực (như quản trị, huy động vốn từ nước ngoài,...) thì các ngân hàng mới đạt được kết quả như vậy.

Về lãi suất, ông phân tích lãi suất cho vay ra được các ngân hàng cân đối và tính toán dựa trên chi phí huy động vốn đầu vào. Lãi suất tiền gửi cộng thêm chi phí thanh khoản 0,5%, chi phí hoạt động tiền gửi, chi phí hoạt động tiền vay 5,5%, chi phí xác xuất vỡ nợ (tuỳ vào tính chất từng khoản vay mà sẽ biến động từ 0,5 - 1%),... để ra được lãi suất đầu ra. Trong khi đó khách hàng lại luôn muốn gửi tiền lãi suất cao.

"Ngân hàng giảm lãi suất vay cho các doanh nghiệp nhưng khi doanh nghiệp gửi tiền lại mang sang ngân hàng khác, điều đó là không fair với nhau", ông nói.

Về vấn đề cơ cấu nợ như Thông tư 14, có hai cơ chế là giãn nợ và giữ nguyên nhóm nợ, theo ông Dũng nếu mang những nội dung này mà áp cho năm 2023 thì phải rất cẩn trọng. Bởi vì cơ chế của Thông tư 14 được ra đời trong hoàn cảnh khách quan là thiên tai dịch bệnh còn vấn đề của BĐS là vấn đề thị trường thì hãy để thị trường tự điều tiết theo cơ chế của nó.

Theo ông, nếu như việc cơ cấu nợ này được sự đồng ý của Chính phủ thì theo ông không chỉ có riêng doanh nghiệp BĐS mà rất nhiều các hiệp hội doanh nghiệp khác như Hiệp hội cà phê, dệt may, điều, thuỷ sản,… cũng mong muốn được cơ cấu nợ. Chúng ta không thể áp dụng cơ chế đặc thù cho tất cả và nếu chỉ cơ cấu nợ cho doanh nghiệp BĐS thì không đảm bảo nguyên tắc công bằng. 

Mặt khác, việc này sẽ không đảm bảo nguyên tắc của Basel II, như vậy các định chế nước ngoài sẽ đánh giá tín nhiệm của các ngân hàng Việt như thế nào.

Phân tích về thực trạng của thị trường BĐS được nói đến như "các doanh nghiệp BĐS chết trên đống tài sản" thì theo ông, với sự hỗ trợ của nhiều bên từ Chính phủ, ngân hàng,... tại sao các doanh nghiệp không bán tài sản đi. Ông cho hay trong thời gian qua có doanh nghiệp đã bán giảm giá 15%, có doanh nghiệp bình thường bán giá 10 đồng thì họ bán 6 đồng để thu tiền về để trả nợ cho ngân hàng.

Cuối cùng, lãnh đạo VietinBank nhận định khó khăn lớn nhất của thị trường BĐS hiện nay là vấn đề về pháp lý, các dự án BĐS 70% là gặp vướng về pháp lý. Cùng với đó vấn đề vốn mắc ở nhiều nơi như thị trường trái phiếu, chứng khoán,... không chỉ riêng ở ngân hàng. Tuy nhiên, khi những vấn đề ở các thị trường khác không giải quyết được hoặc giải quyết chưa có hiệu quả thì áp lực lại dồn lên vai các ngân hàng.

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Các ngân hàng lớn thống nhất giảm lãi suất huy động: Liệu lãi suất cho vay bất động sản thực tế có hạ?

Hạ lãi suất là một yếu tố quan trọng tác động tích cực đến thị trường bất động sản. Doanh nghiệp bất động sản, nhà đầu tư và người mua nhà đều được hưởng lợi. Nhưng “liệu tín hiệu lãi suất cho vay bất động sản sẽ có xảy ra trong thực tế” là câu hỏi mà nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Đánh thuế chung cư cao cấp 50 triệu đồng/m2: Chỉ nên áp dụng thành phố lớn?

Không chỉ doanh nghiệp bất động sản rơi vào thế khó chồng khó khi thanh khoản dự án giảm, việc đánh thuế căn hộ có giá từ 50 triệu đồng/m2 trở lên khiến người mua nhà phải chịu mức giá mua cao. Đề xuất này được giới chuyên gia khuyến nghị nên áp dụng ở thành phố lớn như Hà Nội hay TP.HCM.

Quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho bất động sản, tránh tình trạng doanh nghiệp vỡ nợ hàng loạt tạo gánh nặng cho nền kinh tế

Tiến sĩ Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV và Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia cũng khẳng định Chính phủ cần có những giải pháp kịp thời để giải quyết 4 khó khăn lớn nhất của thị trường bất động sản hiện nay là pháp lý, vốn, quan hệ cung cầu và quy hoạch.